Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu là trường hợp không hiếm gặp ở mọi đối tượng lứa tuổi, vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì? phòng tránh và điều trị ra sao?

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Đi tiểu ra máu là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu là trường hợp không hiếm gặp ở mọi đối tượng lứa tuổi, vậy đi tiểu ra máu là bệnh gì? phòng tránh và điều trị ra sao?

vicare.vn-di-tieu-ra-mau-la-benh-gi-12

Tiểu ra máu tức là tình trạng bên trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, khi đi tiểu, nước tiểu sẽ có màu hồng hoặc màu đỏ tươi.

Bệnh gồm có 2 loại chính :

Tiểu máu đại thể : Đây là tình trạng mà người bệnh nhìn thấy được hồng cầu có lẫn trong nước tiểu khi đi tiểu. Nước tiểu sẽ không còn màu vàng như bình thường nữa mà sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng.

Tiểu máu vi thể : Đây là tình trạng người bệnh không nhìn thấy được hồng cầu có lẫn trong nước tiểu bởi lượng hồng cầu ít không đủ làm đổi màu nước tiểu, bệnh nhân chỉ phát hiện ra được khi làm các xét nghiệm tại bệnh viện và được bác sĩ khám xét cẩn thận.

Nếu thấy những dấu hiệu, triệu chứng ban đầu của bệnh như:

Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, lợn cợn, hôi, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu có máu thì người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế để bác sĩ phát hiện nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Bệnh thường gặp ở phụ nữ (mặc dù nam giới cũng có thể gặp) có thể xảy ra khi vi khuẩn đi vào cơ thể qua niệu đạo và nhân lên trong bàng quang. Nhiễm khuẩn thỉnh thoảng (tuy không phải là luôn luôn) có thể xảy ra sau quan hệ tình dục. Các triệu chứng có thể là đái buốt, đái rắt, nước tiểu nặng mùi...

Nhiễm khuẩn thận (viêm thận – bể thận) có thể xảy ra khi vi khuẩn đi vào thận qua đường máu hoặc di chuyển lên từ niệu quản. Các dấu hiệu của bệnh giống như viêm bàng quang, mặc dù có thể kèm theo sốt và đau thắt lưng.

Sỏi thận hoặc bàng quang: Các chất khoáng trong nước tiểu thỉnh thoảng có thể lắng cặn, hình thành các tinh thể trên thành của thận và bàng quang. Qua thời gian, các tinh thể có thể trở thành các sỏi nhỏ và cứng. Sỏi có thể không đau và bạn có thể không biết là có sỏi cho tới khi chúng gây bít tắc hoặc di chuyển. Khi đó có thể gây cơn đau quặn thận kèm theo đái máu đại thể hoặc vi thể.

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ở ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo, thường phát triển khi ở lứa tuổi trung niên. Khi tuyến phì đại, nó chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng tiểu gây triệu chứng đái khó, đái ngắt quãng... và có thể gây đái máu đại thể hoặc vi thể. Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể gây triệu chứng tương tự.

Ung thư tuyến tiền liệt: Chảy máu đường tiết niệu nhìn thấy được có thể là biểu hiện của ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt tiến triển. Không may, bạn có thể không có những biểu hiện của bệnh ở giai đoạn sớm, khi mà những ung thư này có khả năng chữa tốt hơn. Những bệnh di truyền: Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm có thể là nguyên nhân của máu trong nước tiểu mức độ đại thể hoặc vi thể. Hội chứng Alport (tác động vào các màng lọc của tiểu cầu thận) cũng có thể gây tiểu ra máu.

Phòng tránh đi tiểu ra máu bằng cách nào?

Uống đủ nước (1,5 -2 lít/ngày).

Đi tiểu ngay khi buồn tiểu, sau khi quan hệ tình dục khoảng 10-15 phút cần đi tiểu ngay, vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để đề phòng viêm đường tiết niệu.

Hạ thấp nguy cơ sỏi thận, uống nhiều nước, hạn chế ăn mặn và giàu protein.

Dừng hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất để giảm nguy cơ ung thu bàng quang.

Không nên mặc đồ lót quá chật, vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày.

Không nhịn tiểu, cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu. Vì nhịn tiểu có thể gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

>>> Xem thêm: Đi ngoài ra máu đông là biểu hiện của bệnh gì?