Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
Trung bình mỗi ngày, con người đi tiểu khoảng 8 lần và đây là con số lý tưởng nhất cho người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên một số người có số lần đi tiểu trong ngày nhiều so với mức quy định. Đây có phải là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có vấn đề đáng lo ngại hay không và đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?
Thế nào gọi là tiểu nhiều?
Thông thường, sau khoảng 30 – 45 phút sau khi uống nước con người sẽ đi tiểu một lần. Nhưng bên cạnh đó, việc đi tiểu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống (ăn mặn hay ăn nhạt, ăn nhiều hay ít, ...), thời tiết nóng hay lạnh, có vận động cơ thể nhiều hay không, ...
Ngoại trừ việc tiểu nhiều do sinh lý khi uống nhiều nước, dùng chất lợi tiểu, thuốc lợi tiểu ở thận cho bệnh nhân bị tim mạch, huyết áp thì hiện tượng tiểu nhiều bất thường là khi tổng lượng nước xuất ra trên 2 lít trong điều kiện nghỉ ngơi bình thường, lượng nước cung cấp vào trong 24 giờ không nhiều quá (khoảng 1,5 – 2 lít), không dùng thuốc lợi tiểu, ăn uống bình thường.
Khi thấy số lần đi tiểu tăng lên bất thường trong ngày, khoảng cách giữa các lần đi tiểu ngắn, đôi khi có sự thay đổi về lượng nước tiểu, bạn cần cảnh giác để không mắc phải các bệnh dưới đây và cần có biện pháp xử lý triệt để.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày là mắc bệnh gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nếu tất cả những gì bạn nghĩ đến là đi vệ sinh, thậm chí ngay cả khi bạn vừa mới đi tiểu xong thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là tình trạng vi khuẩn gây kích thích niệu đạo và lớp niêm mạc bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu liên tục. Lúc này hiện tượng đi tiểu nhiều sẽ kèm theo với một số triệu chứng khác như đau rát khi tiểu, nước tiểu đổi màu, đau cơ xung quanh vùng chậu, mệt mỏi, sốt, ...
Bàng quang tăng hoạt (OAB)
Người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt gặp phải vấn đề tiểu nhiều lần trong ngày do bàng quang tăng co bóp và co bóp không đúng lúc. Bệnh nhân bị phiền toái do tình trạng tiểu gấp, cảm giác bất chợt muốn đi tiểu, khó cưỡng lại được và thôi thúc cấp bách phải đi tiểu ngay.
Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra ở cả nam và nữ, những người lớn tuổi do lão hóa, phụ nữ mang thai và sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, nữ giới tiền mãn kinh, nam giới bị rối loạn chức năng bàng quang, thậm chí những người trẻ tuổi hay bị căng thẳng, thiếu ngủ, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ...
Bệnh nội tiết như tiểu đường, đái tháo đường nhạt
Nếu số lần đi tiểu nhiều hơn trước đây thì bạn không nên loại trừ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là vì quá trình bài tiết dị thường và đường huyết tăng cao sẽ khiến người bị tiểu đường sinh ra bệnh tiểu nhiều, khô da, sụt cân, khát nước. Một số trường hợp bệnh nặng có thể bài tiết hàng ngàn ml nước tiểu mỗi đêm.
Bệnh lý về thận
Bỗng nhiên đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường có thể bắt nguồn từ bệnh thận gây ra rối loạn chức năng ống thận như tăng huyết áp, tổn thương thận, viêm thận mạn tính, sỏi thận, ... Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc bài tiết nên khi thấy có dấu hiệu khác thường bạn không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ để được tư vấn, thăm khám chính xác, tránh những lo lắng như đi tiểu nhiều có phải thận yếu không.
Bệnh về tuyến tiền liệt
Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nam giới cần đề phòng trường hợp tuyến tiền liệt bị sưng lên, hoặc bị phì đại tuyến tiền liệt khiến niệu đạo bị chèn lên, gây kích ứng bàng quang làm bạn muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Viêm bàng quang kẽ
Lớp cơ của bàng quang bị viêm nên gây ra các triệu chứng điển hình như đau vùng tiểu khung, cảm giác mót tiểu suốt ngày nên số lần đi tiểu tăng lên rất nhiều.
Các nang trong bụng
Đôi khi sự phát triển của các u nang, u xơ ở vùng bụng dưới gây áp lực lên bàng quang liên tục khiến bạn đột nhiên đi tiểu nhiều lần. Do đó hãy đến bác sĩ để được kiểm tra nếu bạn thấy dấu hiệu này trong một thời gian dài.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày có biến chứng gì không?
Ngoài vấn đề đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì thì những hệ lụy do nó để lại cũng không hề nhỏ. Nếu để tình trạng này kéo dài, không khắc phục sớm có thể gây ra những biến chứng sau:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cản trở nhiều trong lao động và sinh hoạt.
- Khi tình trạng bệnh không được phát hiện sớm dễ dẫn đến tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài, khó hồi phục, dễ chuyển thành mạn tính.
- Rối loạn giấc ngủ vào ban đêm khiến người bệnh mất sức, mệt mỏi, suy nhược, chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn.
- Chức năng sinh lý bị ảnh hưởng không nhỏ, đồng thời nguy cơ mắc các bệnh về thận, tim mạch, huyết áp, ...
- Nhiều người mất tự tin, có cảm giác xấu hổ, ngại giao tiếp, thậm chí dễ dẫn đến trầm cảm.
Nên làm gì khi đi tiểu nhiều lần trong ngày?
- Việc tăng số lần đi tiểu trong ngày là biểu hiện về sức khỏe cần phải quan tâm. Bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được chẩn đoán và có cách chữa đi tiểu nhiều lần. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cần thiết như: siêu âm bụng, tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm chức năng thận, ... để có đánh giá chung về sức khỏe của hệ bài niệu.
- Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị. Tình trạng đi tiểu nhiều lần có thể sử dụng loại thuốc kháng cholinergic có công dụng giảm co thắt cơ bàng quang, nhờ vậy giảm số lần đi tiểu hoặc bàng quang mất kiểm soát. Trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm trùng có thể uống kháng sinh để loại bỏ viêm nhiễm.
- Người mắc chứng đi tiểu nhiều thường xuyên nhịn uống nước. Đây là sai lầm cần tránh vì nếu uống quá ít cũng không tốt cho sức khỏe.
- Bệnh nhân không nên vì ngại hoặc chủ quan mà cố gắng nín nhịn, chịu đựng. Không tự ý mua thuốc về uống hoặc áp dụng các bài chữa mẹo khi chưa có chỉ định hay khuyến cáo của bác sĩ. Những sai lầm trong cách chữa trị có thể làm tăng nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn.
Một số biện pháp khắc phục chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Bài tập Kegel: thường xuyên tập luyện các bài tập Kegel giúp bạn đỡ bị phiền toái với vấn đề đi tiểu thường xuyên. Đây là bài tập dành cho cơ sàn chậu thêm khỏe mạnh, hỗ trợ bàng quang hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tiểu són, tiểu nhiều lần. Bạn hãy thắt chặt các cơ và ngừng đi tiểu trong khoảng 5 – 10 giây, sau đó thả lỏng 10 giây và lặp lại 10 lần. Mỗi ngày thực hiện ít nhất 3 lần để thấy hiệu quả.
- Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để giảm đi tiểu đêm (uống nhiều vào ban ngày và ít dần về chiều tối). Tránh đồ uống có cồn, nước chè, cà phê, nước uống có gas vì đây là những chất lợi tiểu.
- Ngoài ra, các thực phẩm, gia vị nóng và ngọt không nên dùng nhiều vì gây lợi tiểu. Những thức ăn vị chua đều không nên dùng vì dễ gây kích thích bàng quang.
- Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, uống đủ nước để không làm nước tiểu quá đậm đặc.
- Nghỉ ngơi hợp lý và đúng giờ để không bị căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, ...
- Dành thời gian mỗi ngày để vận động và rèn luyện cơ thể, duy trì cân nặng phù hợp.
- Có thể kết hợp thêm cùng với một số bài thuốc dân gian như râu ngô, đậu đỏ, giá đỗ xanh, hạt sen, ... để tăng hiệu quả điều trị.
Xem thêm:
- Nguyên nhân tiểu đêm nhiều lần ở nam giới
- Đi tiểu nhiều lần nhưng ít có phải mắc bệnh tiểu rắt không?
- Vì sao tức bụng dưới khi đi tiểu nhiều?