Đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới

Đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới là những biểu hiện điển hình của viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, đây cũng là các triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý khác. Vậy nếu bị đi tiểu buốt và ra máu thì chị em phải làm gì?

Đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới Đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới

1. Đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới do bệnh gì?

Tiểu buốt là tình trạng đau buốt, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu. Một số trường hợp có thể bị buốt, đau rát từ khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc.

Tiểu ra máu là cho thấy trong nước tiểu có hồng cầu. Tiểu ra máu gồm hai loại chính là tiểu ra máu đại thể (lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều và có thể thấy bằng mắt thường) và tiểu máu vi thể (lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để nhận biết).

Đi tiểu buốt và ra máu ở nữ giới có thể là triệu chứng của những bệnh lý như:

1.1 Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu gây nên triệu chứng đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới. Bệnh này chủ yếu do vi khuẩn E.coli, Proteus, tụ cầu hoại sinh, vi khuẩn lậu, Chlamydia, Mycoplasma... gây ra. Việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh khiến cho các vi khuẩn nói trên xâm nhập vào niệu đạo để ký sinh và gây tổn thương cho niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận... Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thấy ngứa, tiểu buốt, tiểu ra máu. Sỏi đường tiết niệu cũng làm bệnh nhân đi tiểu ra máu do sỏi di chuyển cọ xát gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị tiểu đường, sỏi thận... Ngoài những triệu chứng tiểu ra máu và tiểu buốt, nữ giới khi mắc bệnh còn có biểu hiện sốt cao, đau vùng thắt lưng, rét run.

HoiBenh.vn-di-tieu-bi-buot-va-ra-mau-o-nu-gioi-body-2
Đi tiểu bị buốt và ra máu ở nữ giới

1.2 Bệnh lậu

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu lây nhiễm các bệnh xã hội, đặc biệt là bệnh lậu. Bệnh này do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, xảy ra ở cả nam và nữ giới.

Khi nữ giới mắc bệnh lậu thì giai đoạn đầu sẽ có biểu hiện đau khi quan hệ, dịch âm đạo có màu vàng hoặc xanh lục, khí hư ra nhiều và có mùi hôi. Khi bệnh chuyển sang mãn tính sẽ xảy ra tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần trong ngày, sốt cao, rét run... Bệnh rất khó chữa, nếu không được chữa trị sớm thì người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh cả đời. Vì vậy cần phát hiện sớm để điều trị dứt điểm triệu chứng cũng như ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

1.3 Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo do các vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm nhiễm, sưng niệu đạo, có triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, dịch tiết âm đạo ra nhiều và có mùi hôi. Nếu bệnh không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới.

1.4 Ung thư

Nếu hiện tượng tiểu buốt và tiểu ra máu xảy ra thường xuyên thì không loại trừ khả năng nữ giới đã mắc bệnh ung thư, có thể là ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt, ung thư niệu đạo... Ung thư là bệnh lý ác tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ điều trị.

1.5 Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý kể trên, các nguyên nhân ít gặp hơn gây tiểu buốt, tiểu ra máu là do ngộ độc thịt cóc, chấn thương thận, niệu quản hoặc vận động với cường độ quá lớn.

Các bệnh lý về máu như máu khó đông, bạch cầu cấp tính, mãn tính... đều có thể làm xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu.

Ngoài ra, một số trường hợp nữ giới tiểu ra máu còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc chống đông, thuốc chống ung thư...

2. Cách phòng tránh tiểu buốt ra máu ở nữ giới

HoiBenh.vn-di-tieu-bi-buot-va-ra-mau-o-nu-gioi-body-3
Cách phòng tránh tiểu buốt ra máu ở nữ giới
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để hạn chế bị tiểu buốt và ra máu ở nữ giới.
  • Không nên nhịn tiểu khiến cho các chất cặn không thể đào thải ra bên ngoài gây nên sỏi thận, viêm bàng quang.
  • Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau để vi khuẩn không xâm nhập vào âm đạo, không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Uống đủ nước, bổ sung các chất xơ có trong rau và hoa quả vào chế độ ăn mỗi ngày để đào thải các chất độc ra bên ngoài.
  • Mặc quần áo thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là đồ lót để tránh mắc các bệnh lây nhiễm.
  • Hạn chế ngồi lâu, chơi các trò chơi gây nguy hiểm cho niệu đạo, tăng cường tập thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trường hợp bạn có biểu hiện tiểu buốt, tiểu ra máu thì lời khuyên tốt nhất là bạn cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị sớm. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ thăm khám sẽ kê đơn điều trị cụ thể. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà bằng kháng sinh, thuốc cầm máu vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Xem thêm:

  • Tiểu buốt có mủ là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Đi tiểu buốt khám ở đâu?
  • Tiểu buốt, đau khi quan hệ, đau ở lưng, hông, đùi trên có phải là bị ung thư tiền liệt tuyến không?