Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?
Dị tật thai nhi là hiện tượng em bé sinh ra có sự bất thường và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của bé. Chính vì thế, rất nhiều ba mẹ băn khoăn không biết “Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?”. Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này, bài viết sau đây là dành cho bạn.
Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?
Dị tật thai nhi là hiện tượng em bé sinh ra có sự bất thường và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của bé. Chính vì thế, rất nhiều ba mẹ băn khoăn không biết “Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?”. Nếu bạn cũng nằm trong trường hợp này, bài viết sau đây là dành cho bạn.
Một số dị tật thai nhi thường gặp trong từng giai đoạn thai kỳ
Dị tật thai nhi là gì?
Dị tật thai nhi là hiện tượng mà khi một em bé sinh ra có bất thường và khuyết tật trên cơ thể, có thể bên trong hoặc bên ngoài, có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống nói chung của bé. Các dị tật bẩm sinh hiện nay có rất nhiều loại và mức độ nặng – nhẹ khác nhau.
Một số dị tật thai nhi thường gặp ở từng giai đoạn
“Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?” là vấn đề lớn. Trước khi tìm hiểu về nó, bạn cần phải quan tâm đâu là những dị tật mà con của bạn có thể mắc phải và những dị tật này sẽ xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ nào.
- Dị tật hệ thần kinh: Thường xuất hiện ở tuần thứ 3, tuần thứ 4 và tuần thứ 5 của thai kỳ với mức độ nặng. Càng về sau thai kỳ, tần suất xuất hiện của loại dị tật này càng ít và mức độ cũng nhẹ hơn rất nhiều.
- Dị tật tim: Các dị tật về tim nặng nhất khi xuất hiện ở tuần thứ 4, tuần thứ 5 và tuần thứ 6 của thai kỳ. Ở tuần thứ 7 và thứ 8, mức độ của dị tật nếu có xuất hiện sẽ nhẹ hơn. Sau tuần thứ 8, dị tật này sẽ không xuất hiện nữa. Dị tật tim có tần suất xuất hiện tương tự như một số dị tật thai nhi khác ở tay, ở mắt, ở chân, ở răng và ở vòm họng.
- Dị tật bộ phận sinh dục: Thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 7 đến hết thai kỳ.
- Dị tật tai: Nặng nhất vào tuần thứ 4 kéo dài đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Sau tuần thứ 16, thai nhi sẽ không mắc phải loại dị tật này nữa.
Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?
Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa? Thật sự là một câu hỏi khó và đòi hỏi mẹ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ trong suốt thời gian mang thai để em bé sinh ra khỏe mạnh và toàn vẹn.
- Kế hoạch mang thai là yếu tố cần thiết
Một kế hoạch mang thai ngay cả khi bạn chưa có em bé là một yếu tố cần thiết. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn dễ dàng nói chuyện với bác sỹ, làm các xét nghiệm cho bản thân, cho chồng và gia đình hai bên để xác định các nguy cơ bệnh tật mà con của bạn có thể mắc phải. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng có biện pháp phòng tránh trước như uống thuốc, tăng/giảm cân... tùy theo yêu cầu từ bác sỹ.
- Acid Folic là chất nhất định phải bổ sung
Acid Folic hay còn gọi là Vitamin B9 – là một loại dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật thai nhi bẩm sinh có liên quan đến não bộ và hệ thần kinh. Phải nhớ rằng các dị tật ống thần kinh rất thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì thế, hãy chú ý bổ sung Acid Folic trước khi mang thai và xuyên suốt thời gian mang thai để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Giữ sức khỏe và tinh thần tốt
Sức khỏe của mẹ sẽ có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến sức khỏe của em bé trong bụng. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và duy trì chế độ vận động – tập thể dục thường xuyên để sức khỏe và tinh thần của bạn luôn ở trong trạng thái tốt nhất.
- Chủ động ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng
Trong thời gian thai kỳ, bất kỳ nhiễm trùng nào cũng sẽ gây ra dị tật thai nhi. Ví dụ, nếu bị nhiễm trùng đường sinh dục (tác nhân là virus Herpes) sẽ hạn chế sự phát triển của bé, gây suy giảm thính lực và não bị khuyết tật.
- Tuyệt đối không uống rượu
Rượu đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và kết luận là tác nhân to lớn gây ra rất nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi, trong đó, nổi bật là hội chứng rượu bào thai. Bên cạnh đó, uống rượu trong thời gian thai kỳ cũng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ tính mạng của bé như sảy thai, thai chết lưu... Vì thế, để con của bạn khỏe mạnh và bình an, bạn cần phải bỏ ngay thói quen uống rượu của mình.
- Hút thuốc cũng phải nằm trong danh sách CẤM
Hút thuốc lá cũng như uống rượu nằm trong top những hành động phải ngay lập tức ngừng khi mang thai. Thuốc lá sẽ gây ra hiện tượng thiếu cân ở bé và tăng nguy cơ sinh non. Nguy hiểm hơn, hút thuốc lá có thể gây ra tật hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Không chỉ bạn mà chồng của bạn và những người xung quanh cũng không được hút thuốc lá khi có mặt bạn để tránh hiện tượng “hút thuốc lá thụ động”.
- Không tự ý chữa bệnh tại nhà
Khi bị cảm cúm hay các bệnh thông thường, bạn thường có xu hướng tự điều trị tại nhà bằng thuốc mua ở tiệm thuốc tây? Tuy nhiên, điều này sẽ vô cùng có hại khi bạn đang mang thai. Một số loại thuốc sẽ gây ra dị tật thai nhi và bạn sẽ không thể biết những loại thuốc đó là gì nếu như không có hướng dẫn từ bác sỹ. Cách tốt nhất là hãy đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị chính xác nhất.
- Sàng lọc – xét nghiệm
Nhờ vào sự tiến bộ trong Y học hiện đại, rất nhiều dị tật thai nhi đã được phát hiện và can thiệp kịp thời, giúp bé khi sinh ra hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Chính vì thế, việc thực hiện các sàng lọc và xét nghiệm cần thiết trước sinh – sơ sinh là vô cùng cần thiết để dễ dàng xác định tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, sớm phát hiện các rối loạn di truyền hay chuyển hóa ngay từ trong bụng mẹ, từ đó có phương pháp can thiệp kịp thời.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã biết “Dị tật thai nhi làm sao để ngăn ngừa?”. Hãy áp dụng những kiến thức trên cho gia đình của mình hoặc cho chính bản thân của bạn, đem lại cho bé một tương lai toàn diện, khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Làm xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là chuẩn xác
- Làm thế nào để tránh được dị tật ở thai nhi?
- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi