Đi phân đen có phải dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không?

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus Dengue gây ra, truyền bệnh thông qua muỗi, xuất hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO – 2009), bệnh sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ (sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng) với các biểu hiện khá đa dạng. Vậy đi phân đen có phải dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không?

Đi phân đen có phải dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không? Đi phân đen có phải dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không?

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus Dengue gây ra, truyền bệnh thông qua muỗi, xuất hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO – 2009), bệnh sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ (sốt xuất huyết Dengue, sốt xuất huyết Dengue có cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng) với các biểu hiện khá đa dạng. Vậy đi phân đen có phải dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không?

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây ra với 4 typ huyết thanh D1, D2, D3, D4. Bệnh do muỗi vằn Aedes aegypti là vật trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, châu Úc, châu Phi, trung và nam Mỹ. Theo tổ chức y tế thế giới WHO vào năm 2007 có khoảng 653.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, dẫn đến 15.000 trường hợp tử vong.

Ở nước ta bệnh thường gặp ở các khu đông dân cư vùng thành thị , thị trấn, có khuynh hướng lan rộng đến nông thôn và các tỉnh miền núi phía Bắc. Bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm vào các tháng 7, 8, 9. Bệnh có thẻ gặp ở mọi lứa tuổi.

vicare.vn-di-phan-den-co-phai-dau-hieu-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-1

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt, xuất huyết niêm mạc, da, có khuynh hướng gây hội chứng sốc, có liên quan với giảm tiểu cầu, tăng thấm thành mạch. Đây là bệnh rất nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Do đó việc dựa vào các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng

Các giai đoạn của sốt xuất huyết

Sau thời gian ủ bệnh kéo dài 4-7 ngày, bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Tùy vào từng giai đoạn, dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà có các hướng xử trí khác nhau.

1. Giai đoạn sốt

  • Bệnh nhân sốt cao đột ngột, liên tục, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ.
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Da xung huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Dấu dây thắt dương tính.
vicare.vn-di-phan-den-co-phai-dau-hieu-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-2

2. Giai đoạn nguy hiểm

Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Bệnh nhân lúc này có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.

  • Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch: tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù mi mắt, gan lớn... Nếu thoát huyết tương nhiều có thể dẫn đến sốc (li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh, tiểu ít, huyết áp kẹp/tụt huyết áp).
  • Xuất huyết: xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng.

3. Giai đoạn hồi phục

Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch. Giai đoạn này kéo dài từ 48 - 72 giờ.

  • Bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt hơn, thèm ăn, huyết động ổn định và bắt đầu tiểu nhiều.
  • Có thể có nhịp tim chậm và thay đổi điện tim.

Đi phân đen có phải dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết không?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đại tiện phân đen. Như do chế độ ăn nhiều huyết, uống thuốc bổ sung sắt hay là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó: xuất huyết tiêu hóa, ung thư đường tiêu hóa và cả bệnh sốt xuất huyết.

vicare.vn-di-phan-den-co-phai-dau-hieu-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-3

Đi ngoài phân đen là một trong những dấu hiệu nặng và nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết cần phải đưa đến bệnh viện ngay. Các dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết chúng ta cần lưu ý:

  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, chân răng, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện sớm hơn kỳ hạn.
  • Xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau tức vùng thượng vị... nặng nhất có thể dẫn đến xuất huyết não và gây tử vong.
  • Thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch dẫn đến sốc giảm thể tích, ứ dịch ở màng phổi, ổ bụng gây hạ huyết áp và trụy tim mạch

Điều trị sốt xuất huyết

Cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cả vaccine dự phòng. Nên bệnh được điều trị chủ yếu là điều trị theo triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.

  • Bệnh nhân được nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc nặng.
  • Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp...
  • Bù dịch và điện giải: nếu bệnh nhân còn uống được nên cho uống nhiều nước, dung dịch Oresol, nước hoa quả giàu vitamin C.... Trường hợp bệnh nhân nôn nhiều thì bù dịch bằng đường tĩnh mạch (dung dịch truyền: Ringer Lactat, NaCl 9%, Glucose 5%)
vicare.vn-di-phan-den-co-phai-dau-hieu-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-4
  • Hạ sốt: giảm bớt quần áo, chườm khăn ướt, sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Không dùng Aspirin để tránh ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu.
  • Theo dõi các chỉ số mạch, huyết áp, các dấu hiệu xuất huyết, lượng nước tiểu, tình trạng tri giác,,,

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp các vật đựng nước, đậy kín nước, dọn các áo cống rãnh, ao tù có nước, diệt bọ gậy.
  • Khoanh khu vực dịch để phun thuốc diệt muỗi.
vicare.vn-di-phan-den-co-phai-dau-hieu-benh-sot-xuat-huyet-khong-body-5
  • Tránh bị muỗi đốt: ngủ móc màn, sử dụng kem chống muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, không ngồi trong chỗ tối, mặc áo quần dài tay.
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Tuyên truyền cho cộng đồng về đặc điểm của bệnh, các biện pháp giảm nguy cơ nhiễm bệnh: phun thuốc diệt muỗi trong nhà, dọn dẹp vệ sinh trong nhà và cả ngoài vườn để giảm tối đa nơi muỗi có thể ở và sinh sản.
  • Cách ly và điều trị bệnh nhân tại bệnh viện để giảm nguồn lây.

Như vậy đi phân đen là dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở thể khá nặng, cần phải được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết gây đông máu xử lý như thế nào?
  • Bị sốt xuất huyết ăn gì để tăng tiểu cầu?
  • Sốt xuất huyết đi tiểu nhiều có tốt không?