Đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Thói quen đi vệ sinh là một trong những dấu hiệu rất quan trọng để nhận biết tình trạng sức khỏe. Hệ tiêu hóa có hoạt động tốt thì cơ thể mới thực sự khỏe mạnh. Nhiều người than phiền rằng họ thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, điều này ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và công việc của họ. Vậy đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì? Đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Thói quen đi vệ sinh là một trong những dấu hiệu rất quan trọng để nhận biết tình trạng sức khỏe. Hệ tiêu hóa có hoạt động tốt thì cơ thể mới thực sự khỏe mạnh. Nhiều người than phiền rằng họ thường xuyên bị đau bụng đi ngoài, điều này ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và công việc của họ. Vậy đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Đi đại tiện như thế nào là bình thường?

Đi đại tiện là một nhu cầu không thể thiếu của bất cứ ai. Mục đích chính của đại tiện là đào thải các chất cặn bã, dư thừa, không còn tác dụng đối với cơ thể ra ngoài. Trung bình sau khoảng 2 đến 3 ngày, phần thức ăn mà chúng ta ăn vào mới được cơ thể hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng. Khi đó, các chất thải hết tác dụng được tích tụ lại, làm đầy đại tràng và báo hiệu chúng ta cần tống bỏ chúng ra ngoài. Ở trạng thái tốt nhất, khối phân có hình dáng giống như xúc xích hoặc con rắn, mềm mịn không khô không lỏng, đi ra một cách dễ dàng và có màu nâu vàng sẫm.

Tần suất đi vệ sinh nặng của mỗi người vào khoảng 1 lần/ngày, có trường hợp 2 ngày mới đại tiện 1 lần cũng được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu tần suất đi đại tiện đột nhiên tăng lên bất thường, bạn cần phải chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa của mình.

vicare.vn-di-dai-tien-nhieu-lan-trong-ngay-la-benh-gi-body-1

Khi nào việc đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bất thường

Việc một người đi đại tiện nhiều hơn so với bình thường có thể chỉ đơn giản là do lượng thức ăn ăn vào tăng đột biến, họ đã tiêu hóa nhiều hơn chút so với bình thường. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày được xem là bất thường như:

  • Đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày
  • Đại tiện phân lỏng như nước hoặc phân bị nát, không thành khuôn
  • Đại tiện phân sống, trong phân còn lợn cợn thức

Đi đại tiện nhiều lần trong ngày không do bệnh lý

Thường xuyên tập thể dục hoặc tăng cường độ tập luyện

Việc tăng cường độ tập luyện các bài tập thể dục một cách đột ngột có thể khiến tần suất đi đại tiện cũng tăng theo. Điều này được giải thích là do khi chúng ta vận động, nhu động ruột được kích thích đầy đủ, giúp đẩy chất thải trong lòng ruột đi nhanh hơn, thậm chí tăng gấp đôi gấp 3 so với bình thường. Hiện tượng này rất có lợi cho sức khỏe, thường chỉ diễn ra trong một vài ngày cho đến khi cơ thể quen dần với cường độ tập luyện mới.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng mới

Chế độ ăn uống trở nên lành mạnh hơn, tăng cường rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này rất giàu chất xơ, làm tăng kích thước khối phân đồng thời thúc đẩy việc tiêu hóa làm việc. Tương tự như tập thể dục, chế độ ăn nhiều chất xơ cũng giúp cơ thể đào thải độc tố tích tụ lâu ngày trong ruột của chúng ta.

Căng thẳng thần kinh kéo dài

Khi chúng ta căng thẳng, nhu động ruột cũng tăng. Cụ thể nhất là khi đứng trước phòng thi hoặc chuẩn bị thuyết trình công việc, tâm lý căng thẳng khiến chúng ta thường cảm thấy đau bụng. Vì vậy, những người đang đối mặt với những căng thẳng thường xuyên sẽ gặp phải tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày và đi phân lỏng hơn bình thường.

vicare.vn-di-dai-tien-nhieu-lan-trong-ngay-la-benh-gi-body-2

Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ

Trước và trong giai đoạn hành kinh, phụ nữ thường gặp tình trạng đi ngoài nhiều trong ngày và phân lỏng hơn bình thường. Đây chỉ là một biểu hiện của sự thay đổi hormone diễn ra trong những ngày đèn đỏ sắp tới. Điều này hoàn toàn bình thường và chị em có thể yên tâm.

Đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Nhiễm virus hay vi khuẩn

Các loại virus như: Rotavirus, Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus... hoặc một số ký sinh trùng gây hại như: Giardia lamblia, Entamoeba histolytica và Cryptosporidium..., các loại giun sán ký sinh ở đại tràng... đều có khả năng là nguyên nhân khiến bạn đi đại tiện nhiều lần một ngày, chúng thường gây tiêu chảy với tần suất đi đại tiện cao.

Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh

Việc lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng kéo dài. Kháng sinh đã tiêu diệt luôn cả hệ lợi khuẩn trong đường ruột, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc đi đại tiện.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích la fmoojt bệnh lý chưa rõ nguyên nhân gây ra, cũng không có cách điều trị đặc hiệu. Bệnh thường làm rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột, gây đau bụng, chuột rút, xì hơi. Bệnh có nhiều thể khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thể táo bón và thể tiêu chảy đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày).

Viêm đại tràng mãn tính

Đi đại tiện nhiều lần trong ngày có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đại tràng mãn tính. Đặc biệt người bệnh thường đi vệ sinh nhiều lần vào buổi sáng và ban đêm, từ 2 – 6 lần/ngày, khối phân có thể thay đổi từ rắn đến lỏng. Khi đi đại tiện có cảm giác mót rặn, cứ muốn đi nữa. Bụng của bệnh nhân luôn trong tình trạng chướng hơi, khó tiêu khiến họ mệt mỏi, không có sức sống. Đau âm ỉ ở phần bụng dưới hoặc đau dọc khung đại tràng, đau tăng lên sau khi ăn và trước lúc đi đại tiện. Thêm vào đó, người mắc viêm đại trạng gặp phải tình trạng vàng da do tích tụ sắc tố mật (bilirubin) trong máu.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hoặc ăn phải những thức ăn không đảm bảo sẽ cũng khiến ruột bị kích thích, hệ tiêu hóa bị rối loạn tạm thời, từ đó khiến bạn đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Khi bị loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì còn phải dựa trên một số triệu chứng đi kèm, thói quen ăn uống cũng như một số xét nghiệm để có kết luận cuối cùng. Việc đi đại tiện nhiều lần trong ngày nếu không sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ bị giảm sút sức khỏe, gầy yếu, kém ăn. Trường hợp nặng hơn có thể gây biến chứng thủng ruột, phình đại tràng, ung thư hóa, polyp đại tràng... Do đó, khi gặp phải tình trạng này kéo dài dù đã cố gắng thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống nhưng không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.

Xem thêm:

  • Làm sao để đi đại tiện dễ dàng nhất
  • Nguyên nhân và cách điều trị của bệnh đại tiện phân đen
  • Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện