Đi chăm bệnh nhân, người nhà: Nguy cơ mắc sốt xuất huyết rất cao
Tại nhiều gia đình có 2-3 người bị mắc sốt xuất huyết. Người khỏe đi chăm người bệnh rồi thay phiên nhau túc trực là hình ảnh không hiếm gặp. Tuy nhiên, đi chăm bệnh nhân nếu không cẩn thận, không ngủ màn thì nguy cơ cao sẽ mắc sốt xuất huyết.
Đi chăm bệnh nhân, người nhà: Nguy cơ mắc sốt xuất huyết rất cao
Đi chăm bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhưng không ít người lại chủ quan, không tự phòng bệnh cho mình.
Mở quạt số to không lo muỗi?
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại Hà Nội, những khu vực giữ vệ sinh không tốt hoặc tồn tại nước đọng sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh tăng nhanh. Trên thực tế, tại nhiều gia đình có 2-3 người bị mắc sốt xuất huyết. Người khỏe đi chăm người bệnh rồi thay phiên nhau túc trực là hình ảnh không hiếm gặp. Tuy nhiên, đi chăm bệnh nhân nếu không cẩn thận, không ngủ màn thì nguy cơ cao sẽ mắc sốt xuất huyết.
Bác Trịnh Thị Lụa (52 tuổi ở, TP.Thanh Hóa) đang đi chăm con gái ở một bệnh viện tại Hà Nội tâm sự, con gái bác bị dọa sảy thai nên phải nằm viện cho tới lúc sinh. Do mẹ chồng ở Nam Định bận phải chăm sóc cháu nhỏ cho nên bác Lụa túc trực trường kỳ cùng con.
Bác Lụa áo xanh đi chăm con tại bệnh viện, buổi tối ngủ tại hành lang không bỏ màn nhưng bác không lo lắng muỗi đốt.
Khi được hỏi về tình trạng sốt xuất huyết ở Hà Nội những ngày gần đây, bác Lụa chia sẻ: “Tôi cũng nghe mọi người nói Hà Nội đang có dịch sốt xuất huyết. Nhưng vẫn chưa thấy có bệnh nhân hay người nhà nào trong phòng bị mắc”.
Theo bác Lụa, buổi sáng thường ngồi chờ dưới hành lang tới giờ thăm bệnh nhân mới lên phòng. Buổi tối bác Lụa và người nhà trong phòng đều ngay dưới hành lang bệnh viện. Dù có muỗi đốt nhưng không phải ai cũng có màn để nằm.
“Tất cả người nhà đi chăm bệnh nhân không ai ngủ màn kể cả bà đẻ, trẻ con sơ sinh trong phòng cũng không mắc màn”, bác Lụa nói.
Tuy nhiên, theo bác Lụa, để phòng chống muỗi, khi đi ngủ mọi người thường mở quạt số lớn nhất nhằm tránh muỗi đậu vào người. “Trong bệnh viện có nhiều người nên muỗi đốt mỗi người một chút nên tôi cũng không lo lắng tới việc bị mắc sốt xuất huyết. Trước đây, con gái tôi nằm ở bệnh viện khác, tôi nằm ở hành lang, khi ngủ dậy thấy muỗi đốt đỏ cả cánh tay nhưng không sao. Giờ sang bệnh viện này, nằm ở tầng cao nên cũng không lo lắm", bác Lụa nói.
Cùng chung tâm trạng với bác Lụa, bà Hà Thị Tuyết (Hà Nam) chia sẻ bệnh viện thường xuyên diệt khuẩn, tối ngủ bật quạt nên không lo bị muỗi đốt. Nhưng hàng ngày nghe về sốt xuất huyết nên bà Tuyết vội vàng đi mua màn chụp cho cháu mới sinh chứ không mua cho mình. “Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu cho nên an toàn vẫn là hàng đầu”, bác Tuyết nói.
Nhiều người lo lắng
Bác Lê Thị Loan (48 tuổi, Vĩnh Phúc) đi chăm con gái sinh viên năm thứ 2 bị mắc sốt xuất huyết cho hay, phòng trọ con gái đang sống có 3 người ở chung thì tất điều mắc bệnh. Trong khi đi chăm con mắc sốt xuất huyết, bên cạnh có hàng chục bệnh nhân khác nên bác Loan tỏ ra hơi lo lắng.
“Bác sĩ có nói bệnh không lây qua tiếp xúc mà chỉ lây qua muỗi đốt cho nên tôi cũng yên tâm. Tuy nhiên, để phòng tránh, tôi vẫn phải thoa kem chống muỗi”, bác Loan tâm sự.
Bác Loan cho biết thêm, hiện nay nhiều người mắc bệnh cho nên người nhà cũng tỏ ra cảnh giác. Theo lời bác Loan, nhiều người nhà có ý thức phòng chống muỗi đốt bằng cách xoa dầu, dùng kem chống muỗi và chú ý vệ sinh giường bệnh, thu dọn thức ăn thừa để không thu hút muỗi.
“Trong phòng con gái tôi nằm có một gia đình tất cả mọi người đều mắc bệnh, người khỏi lại đi chăm sóc cho người mới mắc nên tôi cũng lo ngại sẽ bị mắc trong nay mai”, bác Loan nói.
Chồng bị mắc sốt xuất huyết nhưng chị Nguyễn Ngọc Tuyết (Hà Đông, Hà Nội) không dám vào bệnh viện để chăm chồng. Chồng chị Tuyết cũng cấm chị không được vào chăm vì lo lây bệnh do chị đang mang thai 20 tuần.
Chị Tuyết cho biết: "Vào bệnh viện không chỉ sợ sốt xuất huyết mà còn cả các bệnh có thể lây nhiễm chéo khác. Tôi vào bệnh viện đưa cơm cháo cho chồng rồi về ngay chứ không dám ngồi lâu. Có ngồi cũng phải nhìn xung quanh xem có con muỗi nào không".
Theo các chuyên gia, dù phòng bệnh viện ở trên cao và có gió, sạch sẽ có thể muỗi sốt xuất huyết ít hơn nhưng không có nghĩa là không có muỗi. Cho nên, người nhà đi chăm bệnh nhân vẫn nên chủ động phòng trừ muỗi đốt bằng những cách đơn giản như thoa kem chống muỗi thường xuyên, ngủ màn, giữ gìn vệ sinh trong phòng bệnh...
Xét nghiệm sốt xuất huyết tại HoiBenh Home
Để không phải xếp hàng chờ đợi, tránh lây nhiễm bệnh khi đến viện do dịch bệnh bùng phát, Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã cho ra đời Gói xét nghiệm sốt xuất huyết với những ưu điểm:
Minh bạch tuyệt đối
Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch, không ẩn phí, phụ thu.
Chuyên môn hàng đầu
100% mẫu được xử lí tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương - địa chỉ uy tín hàng đầu cả nước trong phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm.
Dịch vụ tiện lợi
- Tiết kiệm tới 50% thời gian lấy mẫu và trả kết quả;
- Khách hàng được quyết định thời gian và địa điểm từ khâu lấy mẫu đến khâu trả kết quả;
- Kết quả của bệnh viện trung ương tuyến đầu, được sử dụng liên thông ở tất cả viện công trên cả nước;
- Tư vấn mọi vấn đề sức khỏe và biện luận kết quả kịp thời, chu đáo với đội ngũ bác sĩ chuyên môn;
- Bảo mật thông tin khách hàng và bệnh án qua số điện thoại cá nhân cùng mã code riêng biệt.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
* Giá gói xét nghiệm sốt xuất huyết được cập nhật ở cuối bài viết
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?
- Sốt xuất huyết - Hiểu sai, hậu quả tai hại