Đi bơi nhiều có hại không?

Bơi lội là một hoạt động thể thao bổ ích, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của bạn. Trước những lợi ích không thể phủ nhận của bơi lội, nhiều người đặt nghi vấn liệu đi bơi nhiều có hại không? HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Đi bơi nhiều có hại không? Đi bơi nhiều có hại không?

Bơi lội là một hoạt động thể thao bổ ích, có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của bạn. Trước những lợi ích không thể phủ nhận của bơi lội, nhiều người đặt nghi vấn liệu đi bơi nhiều có hại không? HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

1. Bơi lội mang lại lợi ích gì đến sức khỏe?

Thúc đẩy cơ thể hoạt động toàn diện

Đây là lợi ích được đánh giá là lớn nhất của bơi lội, đem lại các vận động trên cơ thể một cách toàn diện và đầy đủ từ đầu đến chân. Hoạt động bơi lội có thể:

  • Tăng cường hoạt động của tim mạch mà không gây ra căng thẳng trên cơ thể.
  • Duy trì và thúc đẩy sức mạnh, sức bền.

Cực kỳ lý tưởng dành cho người bị viêm khớp, chấn thương

Bơi lội đúng cách là một lựa chọn thể thao an toàn cho những người có vấn đề ở xương khớp, bị chấn thương... Thậm chí, những cơn đau của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng, hỗ trợ phục hồi sau chấn thương.

Một nghiên cứu cho thấy, những người bị đau khớp và cứng khớp báo cáo tình trạng của họ giảm rõ rệt sau khi tham gia các hoạt động thể lực như bơi lội, chạy xe đạp...

Đốt cháy Calo mạnh mẽ

Nếu bạn đang muốn có một thân hình khỏe mạnh và cân đối, bơi lội là lựa chọn hoàn hảo. Mỗi giờ, việc bơi có thể đốt cháy khoảng 400 calo ở cường độ thấp hoặc trung bình. Với tốc độ nhanh hơn, bơi có thể đốt đến 715 calo mỗi giờ.

Cải thiện giấc ngủ

Bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm sau khi thực hiện bơi lội thường xuyên.

Trong một nghiên cứu trên tập mẫu là đối tượng người lớn tuổi bị mất ngủ, những người tham gia đã công nhận về chất lượng cuộc sống và chất lượng giấc ngủ tăng cường sau khi hoạt động thể lực đều đặn. Những hoạt động này tập trung ở các bài tập như aerobic, đạp xe, bơi lội...

vicare.vn-di-boi-nhieu-co-hai-khong-body-1

Kiểm soát căng thẳng

Các nhà nghiên cứu ở Đài Bắc, Đài Loan đã khảo sát 101 người trước và sau khi bơi lội. Trong số 101 người này có 44 người bị chứng trầm cảm nhẹ và cảm thấy căng thẳng khi nhịp độ cuộc sống quá nhanh. Sau khi bơi, chỉ còn 8 người có áp lực này.

2. Đi bơi nhiều có hại không?

Câu trả lời dĩ nhiên là có!

Bất cứ hoạt động nào diễn ra quá nhiều đều sẽ gây cho bạn các phản ứng phụ đi kèm, và bơi lội không ngoại lệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tập luyện bài tập bơi kéo dài hơn 30 phút hoặc bơi mỗi ngày đều có khả năng gây suy yếu hệ miễn dịch. Vì thế, lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là chỉ nên bơi tối đa 30 phút/lần và mức độ lý tưởng là 5 ngày/tuần.

Bên cạnh đó, việc đi bơi nhiều còn mang lại tác hại ở vấn đề nước hồ bơi.

Tác hại đến từ việc ngâm cơ thể trong Clo của hồ bơi

Clo và Brom là những hóa chất được thêm vào nước của các hồ bơi nhằm kháng khuẩn. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở những hóa chất này, mà mối nguy hiểm thật sự nằm ở việc các hóa chất trên bị trộn với những hỗn hợp mà người bơi mang vào, ví dụ như dầu gội, dầu xả, nước hoa... hay thậm chí là nước tiểu. Những chất này khi xảy ra tương tác với Clo, tạo thành những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Theo ông Andrew Chadeayne, một cựu vận động viên bơi lội có bằng tiến sĩ hóa học, những phân tử hữu cơ này sẽ gây hại đến mắt và hệ hô hấp, ví dụ như gây ra bệnh đau mắt đỏ, viêm nhiễm đường hô hấp, đau họng,...

Về bản thân Clo, các sản phẩm phụ của Cloramin có thể gây ra hen suyễn cho người bơi nếu như tiếp xúc quá lâu (hoặc quá nhiều).

vicare.vn-di-boi-nhieu-co-hai-khong-body-2

Clo không thể xử lý mọi vi khuẩn và ký sinh trùng trong hồ bơi

Một vấn đề khác đến từ Clo trong bể bơi, đó là Clo có thể là một chất diệt trùng hiệu quả, nhưng không thể xử lý tất cả vi khuẩn ngay lập tức.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC cho biết, ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt dễ lây nhiễm qua đường nước (bơi chung hồ).

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn và các bệnh lý nguy hiểm khác cũng có thể tiềm ẩn trong hồ bơi:

  • Bệnh về đường sinh dục: các loại nấm phụ khoa và đa số các bệnh xã hội (đặc biệt là lậu) có thể lây nhiễm khi bạn đi bơi ở nơi quá đông người hoặc nước hồ bơi không được xử lý tốt.
  • Bệnh não mô cầu: vi khuẩn gây não mô cầu có thể tồn tại trong nước của hồ bơi. Tuy đây là trường hợp ít gặp, nhưng khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra nhiều bệnh lý như nhiễm trùng huyết, viêm màng não.
  • Viêm tai: nguồn nước không sạch với sự có mặt của hàng loạt mầm bệnh có thể gây viêm tai.
  • Các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: uống trúng nước bơi sẽ gây ra nhiều loại bệnh tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp...

Có thể thấy, tuy là một hoạt động có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đáp án của câu hỏi “đi bơi nhiều có hại không?” lại là có. Vì thế, bạn cần có sự cân đối về cường độ bơi, đồng thời lựa chọn hồ bơi chất lượng để đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh. Bạn cũng có thể chọn những khoảng thời gian vắng người để bơi nhằm tránh sự ô nhiễm nước bơi từ môi trường đông người.

Xem thêm:

  • Đi bơi không nên ăn gì?
  • Mùa hè đi bơi cần đọc ngay bài viết này để bảo vệ sức khoẻ
  • Tại sao đi bơi tốt cho người mắc bệnh tiểu đường?