Đeo kính áp tròng vào ban đêm có tác dụng gì không?

Việc đeo kính khi bị cận gặp rất nhiều bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Để chữa các tật khúc xạ hiện nay có rất nhiều phương pháp điển hình là mổ mắt. Tuy nhiên, hiện nay có một phương pháp được các bác sĩ khuyên đó là đeo kính áp tròng vào ban đêm để chữa tật khúc xạ hay phương pháp Ortho-K. Vậy phương pháp Ortho-K có tác dụng gì?

Đeo kính áp tròng vào ban đêm có tác dụng gì không? Đeo kính áp tròng vào ban đêm có tác dụng gì không?

Hiện tại tình trạng cận thị ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa.

Đeo kính áp tròng ban vào ban đêm chữa tật khúc xạ

Bị cận thị nhưng không muốn đeo kính gọng hay chưa tới phẫu thuật mắt hoặc không muốn phẫu thuật. Đeo kính áp tròng vào ban đêm chữa tật khúc xạ là một lựa chọn cho bạn.

Để biết được mình có phù hợp với phương pháp này hay không bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Bệnh viện Mắt Trung ương đã chính thức đưa vào hoạt động phòng khám kính không tiếp xúc. Bác sĩ Phạm Thị Hải Yến người phụ trách phòng khám cho biết rất nhiều bà mẹ đến đây với lo lắng về việc con mình bị tăng độ cận rất nhanh.

Chỉnh tật khúc xạ điều trị một số bệnh lý giác mạc đã được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng như Mỹ, Nhật, cho phép điều trị cận thị mà không cần phẫu thuật, không xâm lấn.

Kính áp tròng ban đêm có đường kính dưới 12mm nằm trên bề mặt của giác mạc, là lòng đen của mắt. Kính áp tròng ban đêm điều chỉnh thị lực ban ngày của người có tật khúc xạ dựa trên tính đàn hồi tự nhiên của giác mạc và được thiết kế riêng cho từng mắt. Kính được đặt vào giác mạc của người bệnh trước khi đi ngủ. Trong khi ngủ cùng với sự tác động của mi mắt khi nhắm mắt tròng kính tác động làm thay đổi hình dáng bề mặt phía trước của giác mạc, giúp điều chỉnh độ cận thị, khiến cho thị lực được cải thiện khi tháo tròng kính vào sáng hôm sau. Người bị cận thị vẫn có thể hoạt động học tập, sinh hoạt bình thường mà không cần đeo kính gọng.

vicare.vn-deo-kinh-ap-trong-vao-ban-dem-co-tac-dung-gi-khong-body-1

Theo như Bác sĩ Yến phương pháp này hạn chế sự tiến triển của cận thị, thời gian đeo trong lúc ngủ là thuận lợi cho nhiều người không muốn đeo kính gọng, hay không muốn đeo kính áp tròng vào ban ngày hoặc bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật, chưa đủ tuổi để phẫu thuật, đặc biệt là tình trạng tăng độ quá nhanh, nhất là đối tượng từ 8 đến 15 tuổi.

Phương pháp này được áp dụng với mọi lứa tuổi nhưng có hiệu quả tốt nhất đối với độ cận dưới 6 đi ốp và loạn dưới 2 đi ốp. Trong dải độ trên, kính có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và cải thiện độ cận. Khi cận loạn quá độ dải trên nếu sử dụng phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả nhiều, đôi khi có thể khiến bệnh nhân tăng độ loạn khi giảm độ cận. Hiệu quả cải thiện thị lực là khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Đây là lý do vào thời gian đầu sử dụng bệnh nhân phải đến phòng khám thường xuyên để điều chỉnh kính. Khi đã ổn định, thời gian sử dụng của kính lên tới 2 năm.

Ngoài ra, để được sử dụng phương pháp này bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám mắt của mình, ngoài kiểm tra độ cận, loạn, cũng cần xác định tình trạng không viêm nhiễm, mắt không khô quá nặng....Chi phí lắp đặt kính rơi vào khoảng 11-15 triệu tùy loại kính. Bác sĩ cũng cảnh báo các bạn trẻ không nên tùy tiện mua kính áp tròng mà không được khám và tư vấn đúng cách về cách sử dụng và vệ sinh, bảo quản kính., nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra các bệnh như loét giác mạc, giảm thị lực....

Lưu ý khi sử dụng kính áp tròng đeo vào ban đêm chữa tật khúc xạ

Vì là kính tiếp xúc, nên có cũng có một vài nguy cơ giống kính tiếp xúc truyền thống như kích thích, trầy xước, viêm nhiễm... Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác hướng dẫn của bác sĩ khi dẫn sử dụng kính, ngâm kính với dung dịch đảm bảo vệ sinh, dùng nước mắt nhân tạo trước khi đeo kính, trước khi tháo kính... để đảm bảo an toàn cho mắt, tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Trước khi sử dụng kính cần phải rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn mắt. Cần sử dụng dung dịch rửa kính thường xuyên để làm cho bề mặt kính trơn nhẵn và tiệt trùng kính.

Nếu việc tháo lắp kính không đúng cách có thể dẫn đến triệu chứng như sưng hoặc cộm mắt. Nếu trường hợp này xảy ra, bệnh nhân cần dừng sử dụng kính tiếp xúc ngay và đến khám lại.

Bệnh nhân sử dụng kính áp tròng ban đêm để điều chỉnh tật khúc xạ phải ngủ đủ giấc, ít nhất là 6-8h/đêm. Có như vậy thì hôm sau thị lực mới tốt. Những người hay phải thức khuya, khó ngủ thì không sử dụng được kính này vì thị lực sẽ không đạt tối ưu nếu hôm trước ngủ ít, mất ngủ.

Phương pháp Ortho-K

vicare.vn-deo-kinh-ap-trong-vao-ban-dem-co-tac-dung-gi-khong-body-2

Ortho-K là một loại kính áp tròng cứng, được thiết kế để đeo vào ban đêm, có khả năng điều chỉnh hình dáng của giác mạc trong khi bạn ngủ, và sau khi thức dậy vào sáng hôm sau bạn có thể nhìn rõ các vật sau khi tháo kính mà không cần sử dụng kính có gọng. Kính áp tròng Ortho-K được dùng để:

  • Điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt gồm cận thị, loạn thị, viễn thị. Ngoài ra cũng có thể điều trị lão thị.
  • Làm chậm quá trình tăng độ cận ở trẻ em.

Kính áp tròng cứng Ortho-K còn được gọi là kính áp tròng điều chỉnh giác mạc, hay kính áp tròng đeo vào ban đêm để chữa tật khúc xạ.

Ưu điểm của phương pháp Ortho-K

  • Cách sử dụng nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và hiệu quả
  • Thuận tiện, thoải mái, không cần mang kính gọng suốt ngày
  • Đáp ứng được các công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công hay diễn viên...

Phương pháp này không thể thành công trong một hay hai ngày, chúng ta cần có thời gian đeo kính liên tục để đạt được hiệu quả như mong đợi. Tùy thuộc theo độ khúc xạ ban đầu và tình trạng mắt của từng người sẽ cần từ 1-4 tuần để đạt được thị lực tối đa. Phương pháp được áp dụng cho đến khi độ cận được cải thiện hoàn toàn.

Chi phí cho phương pháp Ortho-K thường khoảng từ $1000-$2000 cho cả hai mắt, chi phí đã bao gồm cả tái khám và thử kính áp tròng. Chi phí sẽ phụ thuộc vào loại kính bạn chọn và mức độ tật khúc xạ của bạn.

Sau khi điều trị bằng phương pháp Ortho-K bạn vẫn có thể phẫu thuật LASIK hoặc các phương pháp khác. Trước khi phẫu thuật bạn nên dừng sử dụng phương pháp Ortho-K trong một thời gian để hình dạng giác mạc trở lại như ban đầu.

Hy vọng những thông tin trên về đeo kính áp tròng vào ban đêm để chữa tật khúc xạ hay phương pháp Ortho-K đã giúp các bạn có thêm một sự lựa chọn cho việc điều trị các bệnh về mắt của mình.

Xem thêm:

  • Những lưu ý khi đeo kính áp tròng, nếu biết rồi sẽ an toàn hơn cho bạn
  • 10 loại thuốc nhỏ mắt tốt cho người cận thị
  • Kính áp tròng - thời trang hay rước bệnh tật vào người?