Đeo kính áp tròng bạn đã biết tác dụng phụ hay chưa? Đọc ngay bài này

Kính áp tròng là một dạng kính được rất nhiều người ưa chuộng đặc biệt là những người trẻ tuổi. Có những người bị cận hoặc không bị cận đều thích đeo kính áp tròng. Tuy nhiên tác dụng phụ khi đeo kính áp tròng bạn đã biết hay chưa? Đọc ngay bài này để biết thêm chi tiết.

Đeo kính áp tròng bạn đã biết tác dụng phụ hay chưa? Đọc ngay bài này Đeo kính áp tròng bạn đã biết tác dụng phụ hay chưa? Đọc ngay bài này

Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng là loại kính hiện đại, có thể thay thế việc đeo kính thường hằng ngày. Hiện nay có rất nhiều loại kính áp tròng khác nhau, với rất nhiều màu sắc mẫu mã khác nhau, thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng.

Có những người chỉ dùng để không phải đeo kính có tật khúc xạ ở mắt. Tuy nhiên, có những người không bị cận, họ vẫn đeo kính áp tròng dạng không có độ, kèm theo những màu sắc, hoa văn giúp mắt họ trông tây hơn, lạ hơn, to hơn.

Tác dụng của kính áp tròng?

Kính áp tròng có khá nhiều tác dụng, có thể kể đến một số tác dụng dưới đây.

  • Giúp bệnh nhân có thể nhìn rõ mọi thứ mà không cần đeo kính thường. Người xung quanh sẽ không biết rằng bạn đang đeo kính. Phù hợp cho những phong cách ăn mặc của các bạn không cần có kính.
  • Khá thuận tiện cho những bạn tham gia hoạt động vận động nhiều như: chạy nhảy, tập thể dục... Đeo kính thường rất vướng víu, dễ rơi, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện. Vậy thì kính áp tròng đã giải quyết được điều này.
  • Khắc phục được những khuyết điểm của kính thông thường đó là giới hạn vùng nhìn sau gọng kính lại mang tính thẩm mỹ cao.
  • Kính giãn tròng làm cho cảm giác lòng đen của mắt to hơn, cảm quan sẽ thấy mắt trông to hơn.
  • Có thể dùng để che đi sẹo xấu trên giác mạc do hỏng mắt.
  • Có thể áp dụng cho trường hợp giác mạc chóp.
  • Đặc biệt không bị nhòe khi đi trời mưa, khi đeo khẩu trang như kính thông thường.
  • Bạn sẽ không còn cảm giác nặng nề trên sống mũi như đeo kính thường nữa.
vicare.vn-deo-kinh-ap-trong-ban-da-biet-tac-dung-phu-hay-chua-doc-ngay-bai-nay-body-1

Tác dụng phụ khi đeo kính áp tròng là gì?

Mặc dù nhiều tác dụng như vậy, tuy nhiên bạn đã biết tác dụng phụ khi đeo kính áp tròng có thể xảy ra với bạn chưa?

  • Có thể gây trầy xước, viêm loét, nhiễm trùng giác mạc...
  • Nếu điều trị không tốt có thể dẫn đến tình trạng sẹo giác mạc làm giảm thị lực, nặng hơn có thể làm mất thị lực vĩnh viễn. Nguy cơ phải cấy ghép giác mạc.
  • Một số bệnh lý thường gặp tại biểu mô, do tổn thương lớp ngoài cùng của giác mạc do sử dụng kính không phù hợp, tháo lắp không đúng cách gây tổn thương, mắt không đủ nước mắt...
  • Một số người bị dị ứng với thành phần của kính áp tròng. Có thể xuất hiện những triệu chứng như: nổi gân đỏ trong mắt...
  • Trường hợp áp dụng sử dụng kính áp tròng khi bạn có đôi mắt khỏe, không trong tình trạng viêm nhiễm mắt, không bị khô mắt, không bị thiếu nước mắt hay tắc tuyến lệ.
  • Trong trường hợp bạn đang bị viêm mắt, bụi bẩn sạn trong mắt mà vẫn muốn sử dụng kính áp tròng, nguy cơ tổn thương giác mạc, nhiễm khuẩn ... cho đôi mắt cao hơn.

Theo the World of Buzz đưa tin, chồng của chị Christina Wei người Malaysia chia sẻ, chồng cô ấy phải nhập viện 3 ngày vì tình trạng nhiễm trùng mắt nặng. Nguyên nhân do ngủ quên nên quên tháo kính áp tròng. Sau đó, một thời gian ngắn lại sử dụng kính áp tròng bên mắt bị tổn thương đang sưng. Tiếp theo, người đàn ông này đi khám và được kê thuốc nhỏ mắt, tuy nhiên nó lại khiến tình trạng mắt của anh thêm nặng hơn do thuốc chứa thành phần của steroid, khiến vi khuẩn tại ổ mắt phát triển hơn. Mặc dù anh được ra viện, nhưng đôi mắt của anh vẫn tổn thương nặng nề, thị lực giảm. Có thể anh sẽ phải phẫu thuật giác mạc nếu tổn thương tiếp tục tăng lên.

Một số cách giúp hạn chế tác dụng phụ của kính áp tròng

vicare.vn-deo-kinh-ap-trong-ban-da-biet-tac-dung-phu-hay-chua-doc-ngay-bai-nay-body-2

Mặc dù kính áp tròng có nhiều tác dụng, tuy nhiên sử dụng không đúng cách có thể mang đến tác dụng phụ không ngờ, ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt của bạn. Dưới đây là một số cách sử dụng kính áp tròng một cách đúng nhất, hạn chế được tác dụng phụ của kính đối với đôi mắt.

  • Bạn nên sử dụng kính áp tròng dưới sự hướng dẫn, khám và tư vấn của bác sĩ điều trị để biết được loại kính phù hợp nhất đối với bạn.
  • Cần tuân thủ đúng quy trình bảo quản, vệ sinh thì mới có thể tránh hiện tượng bị bệnh lý cho đôi mắt.
  • Tối đa một ngày, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng từ 8 - 12 giờ, không nên đeo quá lâu, quá liên tục, phải để mắt có thời gian nghỉ ngơi.
  • Đặc biệt, không nên đeo kính qua đêm, khi đi ngủ bạn nên tháo kính ra.
  • Rửa tay sạch với xà phòng có tính khử khuẩn, có thể sử dụng cồn rửa tay nhanh trước khi thực hiện đeo len nếu tay bạn không có vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường. Rửa tay thì nên để tay tự khô hoặc sử dụng khăn xô sạch để lau tay trước khi thực hiện đeo kính áp tròng.
  • Nên vệ sinh kính thật sạch sau khi sử dụng.
  • Nên chọn những sản phẩm uy tín, được chứng nhận kính vô trùng trước khi sử dụng.
  • Mỗi lần rửa kính, nên sử dụng nước mới, không dùng nước cũ để rửa.
  • Nên thay kính áp tròng 3 tháng/lần, để bảo vệ mắt.
  • Sau khi sử dụng, nên lấy ra một cách nhẹ nhàng và bảo quản kính một cách an toàn trong dung dịch mới.
  • Trước khi đeo lên mắt, nên kiểm tra xem mặt kính bên trong bên ngoài có bị trầy xước, bám dính bụi bẩn hay không.
  • Sử dụng dung dịch dưỡng chuyên dụng để tra mắt hằng ngày để bảo vệ mắt.
  • Nên đeo kính áp tròng trước khi bạn thực hiện các bước trang điểm.
  • Không nên sử dụng kính đã quá hạn sử dụng.
  • Không nên dùng chung kính áp tròng với người khác.

Kính áp tròng sẽ rất thuận tiện trong cuộc sống hiện đại bây giờ, tuy nhiên sử dụng nó như thế nào là tốt nhất để không bị tác dụng phụ khi đeo kính áp tròng là một vấn đề mọi người cần đặc biệt lưu ý. Tránh hiện tượng tiền mất tật mang rất đau lòng. Chúc các bạn luôn có một đôi mắt thật khỏe đẹp, tự tin đón ánh nắng ban mai.

Xem thêm:

  • Những lưu ý khi đeo kính áp tròng, nếu biết rồi sẽ an toàn hơn cho bạn
  • Kinh nghiệm đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K cho người bị cận thị
  • Kính áp tròng - thời trang hay rước bệnh tật vào người?