Để vệ sinh tai có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé?
Tai, mũi họng là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ chính vì vậy chỉ một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến các bộ phận này bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là đối với trẻ sơ sinh. Do các bộ phận này còn chưa phát triển hoàn thiện nên nhiều mẹ thắc mắc có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé không và vệ sinh như thế nào là đúng cách.
Để vệ sinh tai có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé?
Tai, mũi họng là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ chính vì vậy chỉ một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến các bộ phận này bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là đối với trẻ sơ sinh. Do các bộ phận này còn chưa phát triển hoàn thiện nên nhiều mẹ thắc mắc có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé không và vệ sinh như thế nào là đúng cách.
Tác hại của việc chăm sóc, vệ sinh tai không đúng cách
Tai được xem là một trong năm giác quan quan trọng của con người. Mà tai lại là bộ phận nhạy cảm dễ bị tổn thương nếu không biết cách chăm sóc nhất là trẻ sơ sinh. Chỉ cần một tác động nhỏ khi vệ sinh tai không đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm, sưng thậm chí là tổn thương đến thính lực của trẻ.
Tai được chia ra tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó, tai ngoài gồm có vành tai và ống tai. Vành tai được cấu tạo bởi sụn cùng với nếp xếp của da làm nhiệm vụ dẫn truyền sóng âm thanh đến ống tai. Ống tai gồm có lông, nang lông giúp ngăn chặn bụi bẩn cùng các vật lạ rơi vào tai; tuyến bã và tuyến ráy tai, tuyến này tiết ra ráy tai để bảo vệ da ống tai không bị bong tróc. Ráy tai cũ sẽ thường xuyên được đẩy ra từ sâu bên trong ra ngoài ống tai, chúng sẽ khô lại và rơi ra ngoài.
Mẹ không nhất thiết phải vệ sinh thật sạch sẽ tai cho trẻ bởi chúng sẽ tự đẩy ra ngoài. Điều mẹ cần làm đó là chỉ cần vệ sinh vùng vành tai và phần ống tai ngoài.Cách vệ sinh tai đúng cách cho trẻ sơ sinh
Mẹ không cần quá kỹ càng trong việc vệ sinh vùng tai cho trẻ. Mẹ chỉ nên dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm một ít nước rồi vệ sinh nhẹ nhàng vành tai bên ngoài quả bé lau sạch các ngóc ngách trong vành tai.
Mẹ không nên dùng tăm bông cho người lớn hay lấy ráy tai, vật nhọn để đưa vào trong tai vệ sinh cho bé. Những vật này có thể đẩy ráy tai vào sâu bên trong gây lấp tạo thành nút ráy tai khiến khả năng nghe của trẻ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chúng đều khá cứng dễ làm tai trẻ bị tổn thương trong quá trình lấy ráy tai khiến tai trẻ bị viêm, sưng thậm chí là nhiễm trùng hay thủng màng nhĩ.Có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé?
Nhiều mẹ lo lắng không biết có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé hay không? Câu trả lời là có, thay vì rửa nước bình thường mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý. Mẹ cần chọn loại nước muối đạt tiêu chuẩn chuyên dụng dùng an toàn cho bé như natri clodrid 0,9% có bán tại các hiệu thuốc loại nhỏ 10ml khoảng 3.000 đồng hoặc chai to 0,5 lít khoảng 5.000 – 10.000 đồng. Mẹ nhỏ vào vành tai trẻ rồi lấy khăn sạch lau nhẹ nhàng các ngóc ngách trong vành tai.
Mẹ không nên lạm dụng, sử dụng nước muối sinh lý thường xuyên vệ sinh tai cho bé bởi chúng sẽ càng kích thích sản xuất ráy tai cùng như không tốt cho tai của bé.
Qua những thông tin mà HoiBenh cung cấp chắc các mẹ đã biết có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé không từ đó mẹ biết cách chăm sóc, vệ sinh tai trẻ đúng cách giúp trẻ luôn sạch sẽ mà không làm ảnh hưởng đến tai của trẻ.