Để trẻ khóc lâu cho nở phổi là sai lầm của nhiều cha mẹ đang gặp phải
Trẻ khóc lâu là hiện tượng mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng đã từng gặp phải. Tuy nhiên bé khóc nhiều có sao không? Thậm chí có nhiều cha mẹ còn cho rằng để trẻ khóc lâu cho nở phổi hay như thế sẽ giúp bé lớn lên thành người tự lập, ngoan ngoãn.
Để trẻ khóc lâu cho nở phổi là sai lầm của nhiều cha mẹ đang gặp phải
Trẻ khóc lâu là hiện tượng mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng đã từng gặp phải. Tuy nhiên bé khóc nhiều có sao không? Thậm chí có nhiều cha mẹ còn cho rằng để trẻ khóc lâu cho nở phổi hay như thế sẽ giúp bé lớn lên thành người tự lập, ngoan ngoãn. Vậy thực hư chuyện này có đúng không, hãy cùng đọc bài viết dưới đây để giải quyết thắc mắc đó.
Nguyên nhân hiện tượng khóc lâu ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân làm trẻ khóc lâu, đặc biệt với trẻ sơ sinh, quấy khóc là điều tất yếu xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do bé chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài, rất cần sự chăm sóc, vỗ về từ bố mẹ.
Ngoài ra, trẻ khóc lâu là khi cần được thay tã, đòi ăn hay một số bệnh lý làm trẻ khó chịu. Trẻ bị giật mình lúc ngủ cũng làm cho trẻ quấy khóc, rất cần được mẹ dỗ dành.
Để trẻ khóc lâu sẽ giúp nở phổi của trẻ?
Để trẻ khóc lâu cho nở phổi là gì? Nhiều cha mẹ tin rằng việc để trẻ khóc lâu sẽ là một phương pháp rèn luyện phổi cho trẻ sơ sinh. Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm.Các nhà khoa học khẳng định rằng để trẻ khóc lâu không giúp gì trong sự phát triển của phổi, ngược lại còn gây ra rất nhiều tác hại cho trẻ.
Những tác hại của việc để trẻ khóc lâu
Để trẻ khóc lâu có sao không? Câu trả lời là khóc lâu thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.
Theo các nhà khoa học, trẻ khóc nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến tim mạch và làm giảm lượng oxy trong máu. Khi được mẹ dỗ thì hệ thống tim mạch của bé mới trở lại bình thường.
Một tác động xấu nguy hiểm nữa đó chính là tổn thương não bộ. Cảm giác đau đớn khi khóc lâu có thể làm cản trở sự phát triển toàn diện của một số vùng não nhất định, làm não tiết ra lượng lớn cortisol độc hại. Một nghiên cứu chỉ ra rằng các khu vực não bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng khóc kéo dài đó chính là vùng não cảm xúc (nơi quyết định phản ứng thiết yếu nhạy bén và thích ứng giúp con người tồn tại) và bán cầu não trái. Những thay đổi não bộ lúc trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh sẽ ảnh hưởng tới hành vi cảm xúc và khả năng chịu áp lực của trẻ về sau này.
Không chỉ tác động đến sức khỏe của trẻ, khóc quá lâu còn để lại nhiều hậu quả trên tâm lý của trẻ. Khi tiếng khóc không được chính bố mẹ đáp trả lại, lâu dần trẻ sẽ hình thành suy nghĩ rằng bố mẹ không quan tâm mình, mình không được yêu thương nữa. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ gây ức chế, cản trở sự phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ sau này. Khi lớn lên, trẻ sẽ có xu hướng không thoải mái chia sẻ cho bố mẹ những suy nghĩ của mình, giữ cảm xúc không vui cho riêng mình. Từ đó, khả năng giao tiếp, biểu đạt cảm xúc của trẻ sẽ không được toàn diện.
Bố mẹ cần làm gì khi nghe trẻ khóc?
Điều nên làm nhất chính là hãy đáp lại tiếng khóc của trẻ. Hãy bế trẻ lên ngay khi bé khóc, đáp ứng ngay nhu cầu cảm xúc của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy an tâm, giúp trẻ phát triển toàn diện, trở thành con người tự tin và độc lập sau này.
Xem thêm:
- Tại sao trẻ sơ sinh ít ngủ hay quấy khóc?
- Cách dỗ trẻ sơ sinh khóc hiệu quả mẹ cần biết