Đẻ thường bị rạch có phải là chuyện hiển nhiên đúng không?
Không chỉ đẻ mổ, ngày nay, các ca đẻ thường cũng thường bị rạch tầng sinh môn để sản phụ dễ vượt cạn hơn. Vì sao đẻ thường vẫn phải rạch tầng sinh môn? Đẻ thường bị rạch có phải là chuyện hiển nhiên không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây
Đẻ thường bị rạch có phải là chuyện hiển nhiên đúng không?
Không chỉ đẻ mổ, ngày nay, các ca đẻ thường cũng thường bị rạch tầng sinh môn để sản phụ dễ vượt cạn hơn. Vì sao đẻ thường vẫn phải rạch tầng sinh môn? Đẻ thường bị rạch có phải là chuyện hiển nhiên không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây
1. Vì sao đẻ thường bị rạch tầng sinh môn?
Trong quá trình đẻ thường, sản phụ sẽ bị rạch tầng sinh môn trong những trường hợp sau:
- Cổ tử cung mở chậm: Sau khi kích cổ tử cung mở thêm, bác sĩ sẽ thường rạch tầng sinh môn để giúp giảm bớt thời gian trong quá trình sinh nở, giúp thai nhi sớm chào đời, tránh tình trạng bé ngạt lúc sinh đẻ.
- Thai nhi nặng cân: Đối với thai nhi từ 3-4kg và độ mở tử cung của người mẹ là không đủ thì bác sĩ sẽ chủ động rạch tầng sinh môn. Việc để sản phụ tự rặn có thể khiến vết rách trở nên xấu, và việc khâu thẩm mĩ sẽ khó khăn hơn.
Sản phụ được tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng và làm giảm sức rặn: Khi tiêm loại thuốc gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ khó cảm nhận được những cơn gò tử cung nên khó rặn khi sinh hơn. Điều này giúp sản phụ lúc đẻ không đau tuy nhiên lại khiến bác sĩ phải hỗ trợ mẹ sinh đẻ bằng việc rạch tầng sinh môn và chỉ định thời điểm rặn đẻ cho thai phụ khi đẻ thường.
2. Đẻ thường bị rạch có phải là chuyện hiển nhiên không?
Tình trạng các sản phụ khi đẻ thường bị rạch tầng sinh môn ngày một nhiều dẫn tới nhiều bà mẹ bầu luôn nghĩ rằng đẻ thường bị rạch là chuyện hiển nhiên. Tuy nhiên, không phải ca đẻ nào cũng cần phải rạch tầng sinh môn. Chính vì thế câu trả lời cho câu hỏi “Đẻ thường bị rạch có phải là chuyện hiển nhiên đúng không?” là không đúng.
Lý do trong các ca đẻ thường hiện nay thường bị rạch bởi vì:
- Sản phụ lười vận động: Mẹ bầu thời hiện đại rất lười vận động và di chuyển. Điều này có thể do đặc thù công việc, ví dụ như những mẹ làm việc chủ yếu ở văn phòng, nên ít có cơ hội đi lại.
- Việc không vận động và không tập thể dục có thể khiến cổ tử cung và tử cung cứng lại, ít đàn hồi hơn nên sẽ chậm mở khi chuyển dạ.
- Thai nhi càng ngày càng nặng cân: Thai nhi khi đẻ nặng cân sẽ làm giảm hiệu suất khi rặn đẻ trong quá trình sinh đẻ.
3. Bí quyết đẻ thường không bị rạch bà bầu nên áp dụng
Phía sau đây, HoiBenh xin bật mí cho bạn đọc bí quyết để đẻ thường không bị rạch tầng sinh môn mà bà bầu có thể áp dụng.
- Bổ sung thực phẩm hỗ trợ chuyển dạ nhanh vào tháng cuối. Những loại thực phẩm này rất dễ chế biến, đó là chè vừng đen, quả dứa, lá tía tô hoặc cà tím.
- Tăng cường vận động và tập thể dục thường xuyên: Các động tác vận động giúp cho vùng khung chậu trở nên dẻo dai, tử cung trở nên đàn hồi và co giãn tốt hơn. Nếu mẹ bầu lo lắng các hoạt động mạnh sẽ tác động không tốt với thai nhi thì có thể chọn những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi
- Kích thích đầu ti vào tháng cuối: Kích thích đầu ti sẽ giúp quá trình chuyển dạ được nhanh hơn. Đây cũng là biện pháp được các bác sĩ thường khuyên các sản phụ chuẩn bị sinh áp dụng.
Mặc dù vấn đề đẻ thường bị rạch không phải là chuyện hiển nhiên, nhưng việc có phải rạch tầng sinh môn hay không còn phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của mẹ bầu. Hơn nữa, rạch tầng sinh môn cũng không gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống sau này của mẹ bầu. Vì thế, sản phụ đừng quá lo lắng.
Xem thêm:
- Đẻ thường hay đẻ mổ đều có nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản
- 12 bước đi đẻ ở Bệnh viện phụ sản Hà Nội bất chấp đẻ thường hay đẻ mổ
- Lợi ích của đẻ thường so với đẻ mổ