Đề phòng tác dụng phụ của thuốc điều trị giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản thường không tự khỏi, ngược lại nếu không điều trị, thì các ổ giãn có xu hướng lan rộng. Hậu quả của bệnh giãn phế quản gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, sức lao động, học tập, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy vậy, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì vẫn có thể chữa được bệnh.

Đề phòng tác dụng phụ của thuốc điều trị giãn phế quản Đề phòng tác dụng phụ của thuốc điều trị giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản thường không tự khỏi, ngược lại nếu không điều trị thì các ổ giãn có xu hướng lan rộng. Hậu quả của bệnh giãn phế quản gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, sức lao động, học tập, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy vậy, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì vẫn có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Giãn phế quản thường gặp ở nam nhiều hơn gấp 4 lần ở nữ.

Giãn phế quản là bệnh gì?

Giãn phế quản là bệnh giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản từ cấp 3 đến cấp 8 kèm theo phá huỷ cấu trúc thành phế quản. Các phế quản giãn thành ổ không hồi phục, thường kèm theo nhiễm khuẩn mạn tính và kết hợp với những bệnh khác.

Giãn phế quản có thể bẩm sinh, di truyền hoặc mắc phải. Bệnh có thể thành ổ và giới hạn ở một phần hoặc một thuỳ của phổi, hoặc có thể giãn lan rộng đến nhiều thuỳ ở một hoặc cả hai bên phổi.

vicare.vn-de-phong-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-gian-phe-quan-body-1

Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn phế quản

Nguyên nhân bẩm sinh

Giãn phế quản bẩm sinh ít gặp do phổi ngoại vi phát triển kém dẫn đến các phế quản bị giãn.

- Hội chứng Kartagener: bao gồm các bệnh phối hợp với nhau đó là giãn phế quản lan toả + polip mũi + viêm xoang + đảo lộn phủ tạng.

- Hội chứng Mounier-Kuhn: là hội chứng bao gồm giãn phế quản + viêm xương sàng : phế quản bị phì đại, đường kính có thể rộng gấp 2 lần bình thường.

- Hội chứng Williams-Campbell: do khuyết tật ở cấu trúc sụn phế quản làm cho phế quản phình ra khi thở vào, xẹp xuống khi thở ra.

- Hội chứng móng tay vàng (yellow nail syndrome): do giảm sản bẩm sinh hệ thống bạch huyết. Bệnh nhân có các biểu hiện móng tay dày, cong, vàng nhạt; có phù bạch huyết nguyên phát và giãn phế quản.

Nguyên nhân mắc phải

Giãn phế quản hình thành sau quá trình viêm hoại tử phế quản, thường do nhiễm khuẩn phổi hoặc phế quản tái diễn như: bệnh sởi, ho gà, cúm... nhất là ở trẻ nhỏ bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh (thiếu hụt Gama-Globulin máu). Người tiếp xúc với hơi hoá chất độc hại hoặc hoá chất lọt vào đường thở (hít phải xăng) gây tổn thương mòn, loét phế quản cũng là nguyên nhân gây giãn phế quản. Tác nhân hoá học thường kết hợp với nhiễm khuẩn thứ phát gây viêm hoại tử phế quản. Thành phế quản bị phá huỷ trực tiếp bởi nhiễm khuẩn, hoá chất độc hại, phản ứng miễn dịch hoặc do bất thường mạch máu phế quản gây cản trở nuôi dưỡng phế quản...

Như vậy giãn phế quản có thể do bẩm sinh có thể do mắc phải; nhưng giãn phế quản chủ yếu là do mắc phải (thứ phát) sau viêm phổi virus, vi khuẩn... bệnh thường phát triển từ khi còn trẻ nhỏ. Quá trình viêm nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp tái diễn khi còn nhỏ, lao phổi mạn tính (xơ hang, xơ phổi) là những nguyên nhân hay gặp của giãn phế quản.

vicare.vn-de-phong-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-gian-phe-quan-body-2

Điều trị bệnh giãn phế quản

Một trong những cách điều trị giãn phế quản là sử dụng thuốc kháng sinh. Dùng kháng sinh để điều trị tích cực các đợt bội nhiễm, điều trị kháng sinh cho đến khi hết sốt, hết khạc đờm mủ. Tốt nhất là dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng và phối hợp hai loại kháng sinh.

Đối với bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái phát hay ho ra máu dai dẳng cần điều trị kháng sinh lâu dài để ngăn chặn nhiễm trùng lan tỏa. Nên dùng kháng sinh phổ rộng ít nhất 3 tháng đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp.

Những bệnh nhân nhiễm trùng tái phát hoặc ho ra máu sau khi đã dùng một đợt kháng sinh cần tiếp tục điều trị kháng sinh kéo dài và thay đổi kháng sinh phổ rộng mỗi 3-6 tháng để tránh biến chứng vi trùng kháng thuốc. Những bệnh nhân có bệnh hệ thống cần điều trị kháng sinh suốt đời. Kháng sinh có thể được cho với liều cao hơn bình thường. Kháng sinh dạng khí dung (đặc biệt là amoxicillin) được sử dụng hiệu quả và an toàn trong giãn phế quản.

Các nghiên cứu gần đây nêu lên tính hiệu quả của các phương pháp điều trị khác ở bệnh nhân giãn phế quản bao gồm thuốc long đàm uống, làm ẩm khí hít vào bằng khí dung nước lạnh và desoxyribonuclease phối hợp dạng khí dung (đối với bệnh nhân xơ nang) đều làm gia tăng đào thải đàm, tăng độ thanh thải nhầy và cải thiện chức năng hô hấp (tăng FEV1).

Steroid cũng làm giảm bài tiết nhầy hàng ngày (18%) và giảm ho đáng kể.

Thay đổi kháng sinh dựa theo đáp ứng lâm sàng và kết quả kháng sinh đồ nếu có.

vicare.vn-de-phong-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-gian-phe-quan-body-3

Các lưu ý khi dùng thuốc điều trị giãn phế quản

Biến chứng của điều trị kháng sinh là vi trùng kháng thuốc cấp.

Nhìn chung, các thuốc điều trị giãn phế quản thường được kê theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, hoặc những bệnh nhân có đáp ứng kém với các thuốc điều trị giãn phế quản, thường được dùng nhiều thuốc giãn phế quản hơn, với liều cao hơn, trong khi những bệnh nhân có bệnh ở mức độ nhẹ thường được dùng ít thuốc giãn phế quản hơn.

Thuốc điều trị giãn phế quản sẽ kèm theo rất nhiều tác dụng phụ... do vậy, việc dùng thuốc điều trị bệnh giãn phế quản cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định đã ghi rõ trong đơn thuốc và sử dụng thuốc đúng cách. Đặc biệt là cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bừa bãi.

Cũng như các bệnh lý về đường hô hấp khác, bệnh giãn phế quản mặc dù là một trong những bệnh về phổi chiếm tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Từ những nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn phế quản, HoiBenh đã cung cấp những thông tin để bạn có thể tìm hướng điều trị phù hợp khi sử dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cũng như đề phòng những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc trong quá trình sử dụng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!