Đẻ mổ rạch ở đâu? Đẻ mổ có đau không?

Dù là chọn đẻ thường hay đẻ mổ chị em phụ nữ cũng phải đối mặt với những khó khăn vất vả nhất định. Bên cạnh đó, không ít người vẫn luôn băn khoăn trăn trở không biết đẻ mổ rạch ở đâu? Đẻ mổ có đau không? Hay cần làm gì sau khi đẻ mổ. Để tìm hiểu kỹ vấn để này, chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Đẻ mổ rạch ở đâu? Đẻ mổ có đau không? Đẻ mổ rạch ở đâu? Đẻ mổ có đau không?

Dù là chọn đẻ thường hay đẻ mổ chị em phụ nữ cũng phải đối mặt với những khó khăn vất vả nhất định. Bên cạnh đó, không ít người vẫn luôn băn khoăn trăn trở không biết đẻ mổ rạch ở đâu? Đẻ mổ có đau không? Hay cần làm gì sau khi đẻ mổ. Để tìm hiểu kỹ vấn để này, chị em hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đẻ mổ là gì?

Với các ca sinh thường, em bé sẽ được đưa ra ngoài qua đường âm đạo của mẹ. Ngược lại đẻ mổ là phương pháp phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài thông qua vết rạch ở bụng và tử cung của người mẹ. Để tiến hành ca mổ các bác sĩ sẽ thực hiện gây tê màng cứng hoặc gây tê cột sống, lúc này mẹ vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình các bác sĩ làm phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bác sĩ gây mê có thể quyết định chọn biện pháp gây mê toàn thân. Có thể nói, sinh mổ được xem là một phương pháp hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ cực kỳ an toàn với tỷ lệ tử vong rất thấp.

2. Đẻ mổ có đau không?

Như đã nói ở trên, khi tiến hành phương pháp mổ lấy thai nhi bác sĩ sẽ quyết định gây tê hoặc gây mê toàn thân ở người mẹ. Thường phương pháp gây tê sẽ được lựa chọn nhiều hơn, được xem là một thủ thuật an toàn và hiệu quả. Việc gây tê sẽ áp dụng trên tủy sống, lúc này mẹ sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê vào phần tủy sống, thuốc tê sẽ khiến mẹ bất động, không có cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới trong quá trình bác sĩ mổ nhấc em bé ra khỏi bụng của mẹ. Thủ thuật gây tê này sẽ không đau, mẹ chỉ cảm thấy hơi nhói một chút khi bác sĩ bắt đầu tiêm thuốc tê. Bên cạnh đó, sau khi gây tê toàn bộ phần thân dưới mẹ cũng không thấy đau đớn khi đẻ mổ mặc dù vẫn cảm nhận được các động tác của bác sĩ đang lấy thai nhi ra. Mẹ chỉ việc nằm im và có thể chứng kiến giây phút bé yêu được chào đời.

Tuy nhiên sau khi kết thúc phẫu thuật, lúc này thuốc tê đã hết tác dụng. Mẹ sẽ có cảm giác rất đau không thể di chuyển hay xoay người được vì vết mổ. Đồng thời do tác dụng phụ của thuốc gây tê có thể mẹ sẽ thấy nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, tức ngực, đau lưng... Thời gian thuốc tan phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và lượng thuốc gây tê được bác sĩ sử dụng khi phẫu thuật.

3. Khi nào mẹ cần phải đẻ mổ

vicare.vn-de-mo-rach-o-dau-de-mo-co-dau-khong-body-1
Em bé không quay đầu và nằm trong tư thế sinh ngược hoặc tư thế ngang

Thông thường, các bác sĩ sẽ cân nhắc khuyến khích mẹ nên sinh thường. Trừ những trường hợp dưới đây mẹ mới phải bắt buộc đẻ mổ:

  • Sức khỏe em bé không được ổn định nên cần phải nhanh chóng sinh theo thủ thuật mổ đẻ.
  • Người mẹ bị các tình trạng như tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo, sức khỏe yếu không thể sinh thường.
  • Hoặc mẹ mang bệnh có thể truyền qua cho em bé trong quá trình sinh thường như HIV dương tính, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Em bé không quay đầu và nằm trong tư thế sinh ngược hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được.
  • Các trường hợp mang thai ba hoặc nhiều hơn cũng được chỉ định sinh mổ nếu cần.
  • Mẹ đã sinh mổ trước đó hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.

4. Những lưu ý sau khi phẫu thuật đẻ mổ

Sau khi trải qua phẫu thuật, ít nhất khoảng 5 ngày sau cơn đau do vết mổ mới giảm dần lúc này mẹ đã cử động được nhiều hơn. Mặc dù sẽ khó khăn và đau đớn khi vận động nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà nằm im một chỗ lâu. Tốt nhất, sau sinh khoảng 48 giờ mẹ nên ngồi dậy và tập đi nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng hồi phục đồng thời giảm nguy cơ bị dính ruột.

Về tư thế nằm sau khi đẻ mổ, mẹ nên nằm nghiêng với thành giường một góc 20 – 30 độ. Tư thế này vừa giúp mẹ bớt đau hơn và cũng giảm tối đa những va chạm không cần thiết vào vết mổ.

Khoảng thời gian 6 tiếng sau khi mổ, mẹ không nên ăn uống bất cứ đồ gì kể cả uống sữa vì lúc này chức năng đường ruột bị hạn chế, ứ đọng nhiều khí. Nếu mẹ đưa thức ăn vào cơ thể có thể càng gây đầy hơi, táo bón. Nếu mẹ quá khát nước và cảm thấy khô cổ, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để uống một chút nước.

Ngoài ra, việc “xì hơi” lúc này càng sớm sẽ càng có lợi. Việc “xì hơi” cho thấy chức năng đường ruột đang được phục hồi.

5. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ sau khi đẻ mổ

vicare.vn-de-mo-rach-o-dau-de-mo-co-dau-khong-body-2
Mẹ nên kiêng ăn đồ nếp, lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò... để tránh gây xấu cho vết mổ

Việc đẻ mổ, mẹ sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn là sinh thường. Để đảm bảo sức khỏe sau sinh, mẹ cần cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có khoa học:

  • Mẹ nên kiêng ăn đồ nếp, lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò... để tránh gây xấu cho vết mổ.
  • Nên bồi bổ cho cơ thể và ăn uống đầy đủ các chất đạm, chất béo, bột đường, nhóm chất đạm, nhóm cung Vitamin và khoáng chất... Có trong rau xanh và trái cây.
  • Cần nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác vận động mạnh.
  • Kiêng quan hệ tình dục 4 – 6 tuần.
  • Hạn chế leo cầu thang, tắm nước lạnh quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, qua bài viết trên đây chắc mẹ cũng đã trả lời được câu hỏi đẻ mổ rạch ở đâu? đẻ mổ có đau không? Và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh như thế nào. Hy vọng sau bài viết này, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích đồng thời chuẩn bị tinh thần thật tốt để chào đón con yêu.

Xem thêm:

  • Tư thế ngồi chuẩn sau khi sinh mổ mẹ cần phải biết
  • Cách vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà không lo nhiễm trùng
  • Bác sĩ khâu vết rạch như thế nào khi sinh mổ?