Đẻ mổ có ăn được tôm không?

Tôm là món ăn hải sản không còn xa lạ với nhiều người và thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng theo quan niệm dân gian thì những người sau sinh, đặc biệt là đẻ mổ, không nên ăn tôm để tránh biến chứng. Vấn đề này liệu có đúng với nghiên cứu khoa học hay không? Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.

Đẻ mổ có ăn được tôm không? Đẻ mổ có ăn được tôm không?

Tôm là món ăn hải sản không còn xa lạ với nhiều người và thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng theo quan niệm dân gian thì những người sau sinh, đặc biệt là đẻ mổ, không nên ăn tôm để tránh biến chứng. Vấn đề này liệu có đúng với nghiên cứu khoa học hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.

1. Tôm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Tôm là nguồn thực phẩm cực tốt cho sức khỏe con người. Trong tôm có nguồn dưỡng chất rất quan trọng, cần thiết đối với trẻ em và người lớn.

Nguồn protein, chất đạm và chất sắt cao từ thịt tôm giúp mẹ sinh mổ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tái tạo máu, chắc xương, cơ bắp dẻo dai.

Đặc biệt, phụ nữ sau sinh ăn tôm có tác dụng giảm mệt mỏi, chóng mặt nhờ vào hàm lượng vitamin B12 trong loại hải sản này. Ngoài ra, omega 3 của thịt tôm làm giảm tình trạng trầm cảm sau sinh, ngăn chặn sự gia tăng của quá trình lão hóa.

vicare.vn-de-mo-co-an-duoc-tom-khong-body-1

2. Phụ nữ đẻ mổ có được ăn tôm?

Sau khi sinh mổ, các mẹ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục lại sức khỏe hơn so với sinh thường. Bên cạnh đó, vết mổ sau sinh cũng khiến cho vấn đề chăm sóc và cung cấp chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau đẻ càng được quan tâm kỹ lưỡng hơn. Không vì quá kiêng cữ mà ăn uống thiếu chất, dẫn đến kiệt sức.

Trước đây, các sản phụ thường được truyền miệng về việc không nên ăn thịt bò, tôm, rau muống, ... sau khi đẻ mổ vì sẽ làm vết mổ lâu lành, ngứa hoặc để lại sẹo lồi. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh phụ nữ sau đẻ mổ không được ăn tôm.

Trong tôm có hàm lượng chất đạm, chất sắt bổ máu vô cùng quan trọng cho mẹ sau sinh mổ bị mất máu. Ngoài ra, lượng canxi có trong thịt tôm sẽ giúp mẹ cân bằng và điều chỉnh lại hệ xương khớp sau thời gian mang thai.Việc ăn tôm đối với phụ nữ sau sinh mổ là hoàn toàn có lợi và tốt cho sức khỏe.

Do đó cần bổ sung tôm trong thực đơn hàng ngày nhằm đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết. Nhưng người nhà không nên cho sản phụ sinh mổ ăn tôm liên tục trong nhiều ngày vì dễ ngán, nên thay đổi cách chế biến kết hợp cùng các thực phẩm khác để tạo cảm giác ăn ngon miệng.

Một lưu ý nhỏ là nên ăn tôm sau khi bóc vỏ vì dinh dưỡng chủ yếu ở phần thịt tôm. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng hoặc cơ địa mẫn cảm, dễ bị ngứa thì có thể tạm dừng ăn tôm sau sinh mổ một thời gian nhằm đợi vết mổ lành lại, lúc này bạn có thể hoàn toàn yên tâm ăn tôm.

3. Gợi ý một số món chế biến từ tôm phù hợp cho sản phụ sinh mổ

  • Tôm rang: có thể lựa chọn tôm đồng hay tôm sú tươi. Cắt râu và đầu tôm, rửa sạch, để ráo nước. Chiên sơ tôm với dầu nóng, sau đó vớt ra cho ráo dầu. Phi hành lá với dầu ăn cho thơm sau đó cho tôm vào, thêm chút rượu nấu, gia vị cho vừa miệng. Nấu cho đến khi gần cạn nước thì bày ra đĩa, nên ăn nóng.
  • Măng tây xào tôm: sơ chế măng tây cắt bỏ đoạn già, ngâm qua nước muối khoảng 5 phút, sau đó cắt khúc ngắn vừa ăn. Tôm bóc vỏ, ướp gia vị để ngấm đều tôm. Cho dầu ăn vào chảo nóng, đảo tôm đến khi gần chín thì cho măng tây vào xào chung. Nêm nếm gia vị vừa ăn, xào chín và tắt bếp.
  • Canh bầu nấu tôm: món ăn thanh mát cho sản phụ sinh mổ. Lựa bầu tươi, nguồn gốc đảm bảo, thái lát mỏng. Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch, sau đó ướp gia vị. Cho hành vào nồi xào thơm, sau đó cho tôm vào đảo chín, bỏ ra đĩa. Lấy một lượng nước vừa đủ làm nước nấu canh, nước sôi cho bầu và tôm vào. Nêm gia vị, đợi bầu chín thì ngừng nấu. Múc canh ra bát và ăn kèm cùng cơm.
vicare.vn-de-mo-co-an-duoc-tom-khong-body-2

4. Những lưu ý khi lựa chọn và chế biến tôm cho người đẻ mổ

  • Khi sử dụng tôm để chế biến thành món ăn cho người đẻ mổ cần lựa tôm tươi, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không dùng tôm đông lạnh để lâu ngày, bóc vỏ tôm khi nấu. Không nấu tôm cùng các loại rau củ quả giàu vitamin C như cam, chanh, mướp đắng, rau ngót, . . . vì nguy cơ ngộ độc cao.
  • Người đẻ mổ cần được “ăn chín uống sôi”, do đó khi nấu tôm cần lưu ý không được ăn tái vì dễ dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy, ký sinh trùng xâm nhập theo đường ruột.
  • Nếu có tiền sử bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn tôm. Do vậy, người thân ần lưu ý kỹ để tránh trường hợp không biết, sản phụ ăn vào sẽ nguy hại đến sức khỏe.
  • Một điểm cần chú ý là khi bị ho cũng nên dừng ăn tôm, sản phụ khi ho sẽ đau đớn nhiều hơn bởi vết mổ chưa lành.
  • Tôm là nguồn thực phẩm tốt, nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều, gây khó tiêu hóa. Do đó, cần cân đối nguồn dinh dưỡng để đảm bảo bữa ăn ngon miệng, đa dạng, phong phú, vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất cho người đẻ mổ.

Xem thêm:

  • Phụ nữ đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn xôi?
  • Loại vết rạch được thực hiện khi mổ đẻ
  • Vết mổ đẻ bao lâu thì lành hẳn