Dạy trẻ về vùng cấm để tránh bị xâm hại tình dục

Ngày nay vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em luôn là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh, chỉ một phút thờ ơ mất cảnh giác là các bé có thể dễ dàng rơi vào tay của các "yêu râu xanh". Con số thống kê được đưa ra từ tọa đàm “Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động - thương binh và xã hội, UNICEF khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa mới tổ chức gần đây khiến...

Dạy trẻ về vùng cấm để tránh bị xâm hại tình dục Dạy trẻ về vùng cấm để tránh bị xâm hại tình dục

Ngày nay vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em luôn là nỗi ám ảnh của các bậc phụ huynh, chỉ một phút thờ ơ mất cảnh giác là các bé có thể dễ dàng rơi vào tay của các "yêu râu xanh". Con số thống kê được đưa ra từ tọa đàm “Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động - thương binh và xã hội, UNICEF khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa mới tổ chức gần đây khiến chúng ta phải giật mình. Từ năm 2011 đến 2015, trong khu vực có tới 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong số 8.200 vụ xâm hại trẻ nói chung.

vicare.vn-day-tre-ve-vung-cam-de-tranh-bi-xam-hai-tinh-duc

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là không phải bậc cha mẹ nào cũng biết và có kiến thức đầy đủ để giúp con cái mình chủ động phòng tránh việc xâm hại và lạm dụng tình dục. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này,hãy cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare tìm hiểu những cách có thể giúp trẻ tự bảo vệ "vùng cấm" an toàn. Từ đó bố mẹ có thể an tâm và chăm sóc cho trẻ được tốt hơn.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị xâm hại "vùng cấm"?

1. Về tinh thần

Trẻ có thể bị rối loạn về hành vi cũng như tâm thần từ nhẹ đến nặng, ngắn hạn cũng như dài hạn. Tùy vào mức độ, hoàn cảnh của lạm dụng tình dục và lứa tuổi của trẻ mà trẻ có sẽ bị rối loạn giấc ngủ, chán ăn, cảm thấy mặc cảm và tội lỗi, lo lắng và sợ hãi trước người khác giới hoặc những vấn đề liên quan đến tình dục. Hoặc trẻ cũng có thể giảm khả năng tập trung học tập, thu mình, xa lánh mọi người, tính cách hay thay đổi, cộc cằn... Đồng thời, trẻ cũng có thể biểu hiện những hành vi tình dục không đúng mực. Tuy nhiên, hậu quả xấu nhất là “vết thương” này có thể kéo dài nhiều năm sau này khiến trẻ sẽ gặp khó khăn trong đời sống tình dục khi trưởng thành.

2. Về thể chất

Trẻ có thể bị rách âm đạo, rách trực tràng, tổn thương bộ phận sinh dục, lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Nghiêm trọng hơn, việc bị lạm dụng tình dục có thể dẫn đến hiếm muộn ở trẻ đang ở tuổi dậy thì.

Bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

1. Bố mẹ cần dạy con về các "vùng cấm" trên cơ thể

Theo Tiến sỹ Vũ Thu Hương - Gỉang viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thì bố mẹ có thể dạy con theo nguyên tắc 3 vòng tròn như sau:

vicare.vn-day-tre-ve-vung-cam-de-tranh-bi-xam-hai-tinh-duc

- Bên trong vòng màu xanh ở chính giữa, đó là những người chăm sóc dạy dỗ con, nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể của con, trừ khu vực đồ lót.

- Phần giữa vòng màu xanh và vàng là khu vực của người nhà, đó là ông bà, anh chị em.... Những người đó chỉ được cầm tay con, hạn chế hết mức động vào khu vực khác.

- Giữa vòng vàng và đỏ là những người quen (hàng xóm, bạn bố mẹ....) con chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu. Còn tuyệt đối không cho họ động vào các phần khác của cơ thể.

- Bên ngoài vòng mầu đỏ là người lạ. Tuyệt đối xua tay nếu họ đến quá gần, nếu cần thì chạy trốn.

2. Dạy trẻ biết cách tạo khoảng cách cơ thể mình với mọi người

Đây là việc làm giúp trẻ tự nhận thức và bảo vệ được chính mình, khoảng cách đó bao gồm cả người bố, anh (chị) em trai (đối với bé nữ). Đồng thời giúp trẻ biết rằng, cơ thể trẻ thuộc về chính mình, không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể trẻ mà khiến trẻ khó chịu.

3. Dạy trẻ cách tự phòng thủ

Bố mẹ có thể dạy trẻ trong trường hợp bị quấy rối, các bé cũng có thể đạp thật mạnh vào vùng chính giữa của bụng kẻ gian. Khu vực đó là khu vực có nhiều dây thần kinh, sẽ làm kẻ gian đau đến choáng váng. Như vậy, việc thoát ra sẽ dễ dàng. Hoặc có thể hô to để mọi người xung quanh đến ứng cứu kịp thời.

vicare.vn-day-tre-ve-vung-cam-de-tranh-bi-xam-hai-tinh-duc

4. Dạy trẻ theo Quy tắc quần lót - PANTS rules

Đây là quy tắc mà Fighting for childhood - Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh khuyên các bậc phụ huynh nên thực hiện:

- P – Private (Riêng tư): Nói với trẻ rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám và điều trị bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.

- A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con): Hãy cho trẻ biết rằng cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “không”.

- N – No means no (Không là không): Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.

- T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn): Cha mẹ giải thích cho con về sự khác biệt giữa những bí mật "tốt" và "xấu". Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình" thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật "tốt" có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật "xấu" là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Con cần nói ra.

- S – Speak up (Lên tiếng): Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo...

>>> Xem thêm: 34% phụ nữ và hàng ngàn trẻ em gái Việt Nam đang chịu bạo lực gia đình, xâm hại tình dục