Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì?

Có rất nhiều người thắc mắc về căn bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi, liệu đây có phải là một căn bệnh nguy hiểm không? Cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời “Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì?” trong bài viết dưới đây.

Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì? Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì?

Có rất nhiều người thắc mắc về căn bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi, liệu đây có phải là một căn bệnh nguy hiểm không? Cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời “Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì?” trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo và chức năng của hai lá phổi

Về cấu tạo của phổi chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau, phổi gồm có 2 buồng phổi nằm trong lồng ngực và được bảo bọc bằng các xương sườn xung quanh. Phía bên dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng. Giữa hai buồng phổi là khí quản.

Phổi được bao bọc bởi các xương sống, xương sườn, xương ức và các gân cơ của lồng ngực. Hai lá phổi được che chở bởi màng mỏng, cơ quan này chiếm đa số lồng ngực, tuy to nhưng lại rất xốp. Thường thì phổi bên phải sẽ to hơn phổi bên trái, ống phế quản phổi to nên có rất nhiều di vật rơi vào đấy.

Về chức năng của phổi: Phổi vận chuyển khí oxy đến từng tế bào để các cơ quan, bộ phận trên cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Phổi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với khí bên ngoài, có rất nhiều tác nhân gây bệnh ở bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể nên phổi có nhiều chức năng cản phá lại những nguy cơ gây hại.

Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì?

Tổ chức kẽ hai phổi là gì?

Tổ chức kẽ hai phổi là tổ chức liên kết tạo nên vách phế nang, vách liên tiểu thùy, lớp vỏ bao quanh phế quản, mạch máu, tổ chức kẽ dưới màng phổi hoặc quanh rốn phổi.

Bình thường tổ chức kẽ hai phổi sẽ thường không nhìn thấy được trên hình ảnh X – quang phổi. Nhưng trong một số trường hợp, khi có hiện tượng phù hoặc thâm nhiễm tế bào, xơ thì kích thước của tổ chức kẽ hai phổi tăng lên và có thể nhìn thấy được trên hình ảnh X-quang phổi.

Dày tổ chức kẽ hai phổi là bệnh gì?

Dày tổ chức kẽ hai phổi hay bệnh phổi kẽ chỉ một nhóm lớn các rối loạn đặc trưng bởi sẹo tiến triển của các mô phổi nằm giữa cũng như hỗ trợ túi khí. Các sẹo liên quan đến bệnh phổi kẽ có thể khiến cho phổi bị cứng, sau cùng ảnh hưởng đến khả năng thở và hấp thụ oxy vào máu.

Bệnh thường xuất hiện ở người từ 40 – 50 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi

Bệnh phổi kẽ có thể xảy ra khi một chấn thương phổi kích hoạt phản ứng hồi phục bất thường.

  • Nghề nghiệp và các yếu tố môi trường lao động:Do thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, phải tiếp xúc thường xuyên với một số độc tố, hóa chất độc hại như bụi silic, bụi kim loại cứng, sợi amiăng, bụi than, bụi hạt, bụi silicat, từ phân chim, động vật có lông khác hoặc nấm mốc,... dẫn đến tổn thương phổi nghiêm trọng gây dày tổ chức hai kẽ phổi.
  • Ảnh hưởng từ các loại thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây hại cho phổi, đặc biệt là:
  • Hóa trị/chế phẩm thuốc miễn dịch, chẳng hạn như methotrexate và cyclophosphamide.
  • Thuốc tim như amiodarone (Cordarone, Nexterone, Pacerone) và propranolol (Inderal, Inderide, Innopran).
  • Một số thuốc kháng sinh, chẳng hạn như nitrofurantoin (Macrobid, Macrodantin, những người khác) và sulfasalazine (Azulfidine).
  • Ảnh hưởng từ bức xạ: Ở một số người trải qua xạ trị ung thư phổi hoặc ung thư vú có dấu hiệu bị tổn thương phổi sau một vài tháng hoặc đôi khi nhiều năm sau khi điều trị.Mức độ nghiêm trọng của tổn thương phụ thuộc vào các yếu tố sau:
  • Phổi đã tiếp xúc với bao nhiêu bức xạ.
  • Tổng lượng bức xạ khi điều trị là bao nhiêu.
  • Có áp dụng hóa trị liệu trong quá trình điều trị hay không.
  • Sự hiện diện của bệnh phổi cơ bản
  • Do bị nhiễm trùng: Nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... cũng là nguyên nhân gây nên bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi.
  • Tình trạng sức khỏe: Nếu cơ thể của bạn bị mắc một số bệnh như bệnh viêm da cơ/viêm sợi cơ; bệnh mô liên kết hỗn hợp; viêm mạch phổi; viêm khớp dạng thấp; bệnh u hạt; xơ cứng bì; hội chứng Sjogren; lupus ban đỏ hệ thống; bệnh mô liên kết không phân biệt... thì cũng là nguyên nhân gây nên bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là khó thở.Hầu hết những người bị bệnh phổi sẽ cảm thấy khó thở, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Các triệu chứng khác của bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi bao gồm:

  • Ho khan;
  • Giảm cân, thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính hoặc viêm phổi tổ chức.
vicare.vn-day-to-chuc-ke-hai-phoi-la-benh-gi-body-1

Nguy cơ mắc phải của bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi

Trong năm 2013, bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi đã ảnh hưởng đến gần 600.000 người trên toàn cầu, đã có khoảng hơn 400.000 trường hợp trong số đó đã tử vong.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh phổi kẽ bao gồm:

  • Yếu tố về tuổi tác: Bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi nhiều khả năng ảnh hưởng đến người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi bị ảnh hưởng;
  • Tiếp xúc với độc tố trong lúc làm việc và môi trường. Nếu bạn làm việc trong ngành khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng hoặc vì lý do nào đó tiếp xúc với các tác nhân môi trường gây thiệt hại phổi thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi nói chung và bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi nói riêng.
  • Bệnh sử gia đình: Một số hình thức của bệnh phổi kẽ là do di truyền và nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ sẽ tăng lên nếu các thành viên trong gia đình bạn có mắc bệnh này;
  • Bức xạ và hóa trị hoặc thuốc điều hòa miễn dịch. Điều trị bức xạ vùng ngực hoặc sử dụng một số liệu pháp hóa trị hay thuốc điều hòa miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi kẽ;
  • Hút thuốc: Một số bệnh phổi kẽ có nhiều khả năng xuất hiện ở những người có tiền sử hút thuốc lá, hút thuốc trực tiếp có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu có liên quan đến khí phế thũng.

Điều trị bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi như thế nào?

vicare.vn-day-to-chuc-ke-hai-phoi-la-benh-gi-body-2

Dày tổ chức kẽ hai phổi có nguy hiểm không?

Do hình thành các mô sẹo trong phổi nên sẽ gây ra nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Những thông tin cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vậy nên bạn hãy luôn tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh hiện nay?

Bác sĩ thường tiến hành kiểm tra bằng hình ảnh của phổi để xác định các vấn đề, các hình thức kiểm tra bằng hình ảnh bao gồm: chụp X-quang, chụp cắt lớp, chụp CT phân giải cao,..

Thử nghiệm chức năng phổi: một người ngồi trong một buồng nhựa kín và thở qua một ống. Ở những người bị bệnh , tổng dung tích phổi và khả năng vận chuyển oxy vào máu có thể bị giảm.

Sinh thiết phổi: thu thập mô phổi để kiểm tra dưới kính hiển vi là cách duy nhất để xác định loại bệnh mà bạn mắc phải. Có một số cách để thu thập các mô phổi, bao gồm: Nội soi phế quản, Sinh thiết mở phổi, phẫu thuật ngực..

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh dày tổ chức kẽ hai phổi?

Phương pháp điều trị được xác định tùy theo các loại bệnh cũng như những nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, phương pháp điều trị bao gồm chống viêm hay chống xơ.

Điều trị bằng oxy: Sử dụng oxy không thể ngăn chặn tổn thương phổi, nhưng nó có thể:

  • Giúp thở dễ dàng hơn.
  • Ngăn chặn hoặc làm giảm các biến chứng từ tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Giảm huyết áp ở phía bên phải của tim.
  • Cải thiện giấc ngủ và giúp dễ chịu hơn.
  • Nhận được oxy khi ngủ hoặc tập thể dục, một số người có thể áp dụng phương pháp này cả ngày.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Cấy ghép phổi có thể là lựa chọn cuối cùng cho những người bị bệnh nghiêm trọng nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Bạn cũng nên xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Bỏ thuốc lá, ăn uống đầy đủ,duy trì luyện tập thể dục thể thao, tiêm chủng,.. để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phổi để bảo vệ sức khỏe của mình.

Xem thêm:

  • Bí quyết giúp bạn giữ gìn lá phổi khỏe mạnh
  • Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Một số cách tự nhiên giúp ngăn ngừa ung thư phổi