Dậy thì sớm ở trẻ: Bố mẹ đã biết làm gì chưa
Dậy thì sớm ở trẻ dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên bố mẹ đã thật sự quan tâm, hiểu biết đến kiến thức cơ bản liên quan đến chăm sóc và bên cạnh trẻ chưa?
Dậy thì sớm ở trẻ: Bố mẹ đã biết làm gì chưa
Trẻ em bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì ở độ tuổi khác nhau do nhiều yếu tố tác động như mức độ hoạt động, giới tính, gen di truyền, dòng máu châu Âu, châu Á... Dậy thì sớm có thể là dấu hiệu của sự bất thường về tình trạng sức khỏe cơ thể. Dậy thì sớm vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng nhưng có thể làm chậm lại nếu được điều trị. Bố mẹ có đang lo lắng khi biết trẻ có dấu hiệu của dậy thì sớm không? Hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây để tìm giải pháp phù hợp nhé.
Dậy thì ở tuổi nào thì được gọi là sớm
Khi một trẻ được gọi là dậy thì sớm nếu bắt đầu phát triển các đặc tính về giới tính sớm, với bé nữ trước 7 hoặc 8 tuổi, với bé nam trước 9 tuổi.
Độ tuổi chính xác vẫn đang gây nhiều tranh cãi, nhưng một vài bác sĩ cho rằng nên để độ tuổi dậy thì sớm thấp hơn. Một số khác thì nghĩ rằng tình trạng không xác định rõ độ tuổi sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
Do người châu Âu khác với người châu Á, châu Phi, các châu khác nên không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là sớm. Với những bé nam Mỹ-Phi thì độ tuổi trên chỉ có 8.38 %, nhưng với nữ thì chiếm tới 48% bé gái có dấu hiệu dậy thì. Chính vì thế, bố mẹ và bác sĩ cần dựa và đặc điểm phát triển của trẻ và nhiều yếu tố xung quanh để xác định có sớm hay không.
Nếu trẻ dậy thì sớm có gì khác biệt
Có nhiều bố mẹ nghĩ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ, tuy nhiên dậy thì sớm chỉ là một số trường hợp hiếm hoi có liên quan đến u hay rối loạn thần kinh. Điều trị có thể giúp trẻ phát triển phù hợp theo độ tuổi. Tuy nhiên, dậy thì sớm cũng sẽ mang theo đó một số ảnh hưởng như trẻ sẽ dừng phát triển trước khi đạt đến chiều cao tối đa hay ngưỡng phát triển mà trẻ có được.
Phát triển xương khi dậy thì sớm sẽ bắt đầu và kết thúc tăng trưởng sớm hơn bình thường, có thể trong những năm đầu trẻ sẽ bắt đầu cao lớn hơn những bạn chưa dậy thì. Nhưng một vài năm sau, khả năng trẻ là một trong những người thấp nhất lớp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp trẻ sinh trưởng và phát triển phù hợp theo tuổi.
Dấu hiệu của trẻ dậy thì sớm
Bố mẹ lo lắng không biết dấu hiệu trẻ dậy thì sớm có khác so với dậy thì bình thường không? Câu trả lời là không, sự khác biệt duy nhất là thời điểm bắt đầu dậy thì sớm hơn. Bạn có thể quan sát thấy bé bắt đầu phát triển vú, bộ phận sinh dục bắt đầu phát triển, chiều cao tăng nhanh, xuất hiện lông mu và lông nách, có nhiều mụn hơn, giọng nói thay đổi...
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái
Ngực bé gái to dần hơn là dấu hiệu bắt đầu, sau đó xuất hiện lông mu, lông nách và có mụn. Trong khi dậy thì bé sẽ cao thêm từ 5 đến 8 cm mỗi năm những mức độ tăng nhanh nhất khoảng vào năm 12, 13 tuổi. Kết thúc thời kỳ dậy thì khi bắt đầu trẻ có hành kinh. Nếu trẻ có dấu hiệu ngực to dần khi được 7 tuổi thì trẻ bị dậy thì sớm.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai
Dấu hiệu đầu tiên là sự phát triển to lên của tinh hoàn và bìu. Sau đó xuất hiện lông mu và dương vật phát triển, có lông nách, giọng thay đổi. Chiều cao sẽ phát triển sau đó thông thường khoảng 14 tuổi. Bé trai có dấu hiệu như trên trước 9 tuổi chứng tỏ bị dậy thì sớm, bố mẹ nên đưa đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Điều trị dậy thì sớm
Làm chậm quá trình dậy thì sớm ở trẻ sẽ giúp trẻ chuẩn bị đủ tâm lý, cảm xúc cũng như kỹ năng xã hội để bắt kịp với sự thay đổi lớn cơ thể, và hơn hết để các bộ phận trong cơ thể trẻ sẵn sàng và phát triển toàn diện.
Hiện nay có một số biện pháp điều trị như liệu pháp Gn-RH tiêm hàng tháng để làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Các trẻ sẽ dùng thuốc cho tới khi đến tuổi dậy thì bình thường. Trung bình sau 16 tháng dừng thuốc, quá trình dậy thì sẽ bắt đầu lại. Với trường hợp trẻ bị dậy thì sớm do có khối u kích thích hooc-mon thì bác sĩ sẽ cho phẫu thuật loại bỏ u trước.
Bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ ổn định tâm lý, không nên tạo cảm giác lo sợ cho trẻ, cần giải thích cho trẻ hiểu rõ những thay đổi khác thường trên cơ thể nhất là sự khác biệt này có thể khiến trẻ đến trường thường xuyên bị chế giễu. Trẻ hay ngại ngùng và thu mình lại vì sự khác biệt quá lớn với bạn bè, lâu dần trẻ bị tự ti, dẫn đến trầm cảm hay mắc các bệnh liên quan đến tâm thần. Bố mẹ chính là những người định hướng, cân bằng và ở bên trẻ những giai đoạn quyết định như thế này. Bố mẹ thật tinh ý để phát hiện ra dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ và đưa ra những phương pháp phù hợp như đi khám bác sĩ xin tư vấn, nói chuyện và tâm sự thường xuyên với con...
Nguồn tham khảo www.mayoclinic.com