Dây rốn tràng hoa quấn cổ có sinh thường được không?
Khi biết con mình bị dây rốn tràng hoa quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ, các thai phụ thường rất lo lắng tới sức khỏe của bé. Không những thế còn băn khoăn liệu dây rốn tràng hoa quấn cổ có sinh thường được không.
Dây rốn tràng hoa quấn cổ có sinh thường được không?
Cách phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi
Dây rốn có chức năng cung cấp toàn bộ cho bé các chất dinh dưỡng, oxy từ khi bé hình thành cho đến khi lúc bé chào đời. Dây rốn đặc biệt quan trọng, nối liền bánh nhau với thai nhi. Hiện tượng dây rốn tràng hoa quấn cổ chiếm khoảng 30% thai phụ.
Cách phát hiện dây rốn tràng hoa quấn cổ thai nhi:
- Chỉ có thể phát hiện dây rốn tràng hoa quấn cổ qua hình ảnh siêu âm. Một số thai phụ xuất hiện ở tháng thứ 5 - 6, nhưng thông thường xuất hiện nhiều và rõ ràng vào 3 tháng cuối thai kỳ.
- Việc thai máy bất thường cũng có thể là dấu hiệu của dây rốn tràng hoa quấn cổ.
- Những trường hợp bị dây rốn quấn chặt, khiến thai bị thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp và quậy nhiều hơn để “cảnh báo” cho thai phụ.
Dây rốn tràng hoa quấn cổ có nguy hiểm không?
Khi dây rốn tràng hoa quấn cổ nhiều vòng, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, máu nuôi thai nhi sẽ không suôn sẻ. Vì thế, nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu cao hơn những trường hợp khác. Nhiều thai nhi thậm chí tử vong trong bụng mẹ do dây rốn tràng hoa quấn cổ dẫn đến thiếu dưỡng chất và ngạt oxy.
Tuy nhiên nếu mẹ siêu âm và phát hiện dây rốn quấn 1 vòng, 2 vòng quanh cổ không phải là siết chặt lại thì không cần quá lo lắng. Nhưng mẹ cũng cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
Những trường hợp mẹ mang thai nhiều nước ối cũng khiến khả năng thai nhi bị dây rốn tràng hoa quấn cổ cao hơn. Bởi nước ối nhiều khiến thai nhi khó cố định được ngôi, tình trạng xoay lên xoay xuống nhiều dễ dẫn đến bị dây rốn tràng hoa quấn cổ.
Một số trường hợp thai nhi 18 - 25 tuần tuổi bị dây rốn quấn cổ rồi trở lại bình thường. Cũng có trường hợp thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên dây rốn quấn thêm vòng. Không có cách nào để gỡ dây rốn. Vì vậy, người mẹ cần theo dõi thật sát cử động của thai. Nếu thai quẫy đạp mạnh hoặc quá yếu, phải đến cơ sở y tế gần nhất.
Dây rốn tràng hoa quấn cổ có sinh thường được không?
Dây rốn tràng hoa quấn cổ có sinh thường được không là thắc mắc chung của tất cả các bà mẹ bị rơi vào trường hợp này. Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, bé sẽ cử động để giúp vòng dây rốn nới lỏng hoặc tuột ra nên sẽ rất hiếm có thể xảy ra trường hợp dây rốn thắt chặt. Vậy nên, nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn tràng hoa quấn cổ nhưng mẹ hoàn toàn có thể sinh thường được. Công nghệ hiện đại giờ đây cho phép bác sỹ theo dõi tim thai của em bé xuyên suốt từ lúc các mẹ lên bàn sinh cho đến khi em bé được chào đời. Bất kì một hành động nào làm trì kéo dây rốn, làm giảm sự kết nối giữa mẹ và con, ảnh hưởng tới tim thai thì sẽ được thể hiện luôn lên trên máy và lúc đó bác sĩ sẽ kết hợp với lâm sàng sẽ kết luận rằng khi đó đứa bé có đủ thuận lợi để sinh thường được hay không, hay cần phải can thiệp mổ lấy thai. Vì vậy các mẹ không nên lo lắng quá để tinh thần thư thái.
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định nên mổ hay không nên. Thông thường với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh hoặc tràng hoa quấn cổ ít bác sĩ có thể chỉ định sinh thường.
Làm thế nào để thai nhi không bị tràng hoa quấn cổ?
Dây rốn tràng hoa quấn cổ là hiện tượng tự nhiên bình thường. Tuy nhiên mẹ có thể hạn chế được tình trạng này với một số lưu ý:
1. Tránh xoa bụng mạnh, liên tục
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng thường có thói quen chạm vào bụng, xoa nắn để giao tiếp với con. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã “quen” và phản ứng lại với tác động của mẹ thì mẹ không nên xoa bụng nhiều và mạnh vì bé có thể bị kích thích, chuyển động nhiều khiến dây rốn rối, xoắn lại, gây tràng hoa quấn cổ
2. Tránh lao động nặng, hoạt động mạnh
Những hành động cần đến thể lực lớn hoặc biên độ chuyển động nhiều không chỉ khiến mẹ bầu nhanh mệt mỏi, căng cơ, gây áp lực lên thắt lưng mà còn có thể khiến bé bị dây rốn quấn cổ.
Chính vì vậy, trước khi tập luyện thể dục, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ, thảo luận để tìm ra phương án tập thích hợp nhất với tình trạng của bản thân.
3. Tránh ngủ muộn
Mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là vấn đề chung của không ít chị em phụ nữ. Mẹ ngủ muộn không chỉ làm tăng áp lực lên thể chất và tâm lý của bản thân mà còn ảnh hưởng đến đồng hộ sinh học của bé, khiến bé hoạt động tích cực hơn, dễ gây dây rốn tràng hoa quấn cổ hơn
Do đó, các bà mẹ mang thai phải chú ý đến việc duy trì thói quen đều đặn ngủ 8-9 giờ mỗi đêm và ngủ sớm trước 10 giờ.
4. Tránh tư thế ngủ sai
Không chỉ thời gian mà cả tư thế ngủ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng khá nhiều đớn thai nhi.
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu được các nhà khoa học công nhân là tư thế nằm nghiêng bên trái. Bà bầu nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Bên cạnh việc chú ý đến tư thế nằm, các mẹ bầu lưu ý không nên nằm giường cứng, không kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.
Xem thêm:
- Tràng hoa quấn cổ có ý nghĩa gì với mẹ bầu và thai nhi?
- Dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng có sao không?
- Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?