Đau xương ức là bệnh gì?

Đau tức vùng xương ức không phải là triệu chứng hiếm gặp, đặc biệt là ở những người thường xuyên chơi thể thao, tập luyện, thức khuya. Vậy đau xương ức là bệnh gì và có gây nguy hiểm tới sức khỏe không?

Đau xương ức là bệnh gì? Đau xương ức là bệnh gì?

Đau tức vùng xương ức không phải là triệu chứng hiếm gặp, đặc biệt là ở những người thường xuyên chơi thể thao, tập luyện, thức khuya. Vậy đau xương ức là bệnh gì và có gây nguy hiểm tới sức khỏe không - cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đau xương ức có những biểu hiện cụ thể như thế nào?

Xương ức hay xương lồng ngực là một ống xương có hình dáng dẹt, dài nằm ở giữa ngực. Xương ức nối các xương sườn bởi sụn, tạo nên bộ khung bảo vệ tim, phổi và mạch máu.

Khi bị đau xương ức, người bệnh sẽ có cảm giác tức ngực, đau vùng giữa ngực và khó thở. Nếu cơn đau kéo dài trong nhiều giờ có thể lan tới cổ, hàm và hai tay. Đau xương ức gây cảm giác khó chịu và bất tiện nếu xuất hiện thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của con người.

Bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thức khuya, sau khi leo cầu thang, ăn quá no, làm việc quá sức hoặc xúc động mạnh,....

Bệnh cũng có thể xuất hiện khi ta đang nằm nghỉ ngơi. Cơn đau tăng lên khiến người bệnh vật vã đau đớn kèm mồ hôi, khó thở, tay ôm chặt ngực. Đa phần những trường hợp này chỉ cần nằm thẳng nghỉ ngơi một lúc là cơn đau vùng xương ức sẽ biến mất.

Tuy nhiên nếu tần suất bệnh có xu hướng ngày một tăng lên thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo một số loại bệnh.

vicare.vn-dau-xuong-uc-la-benh-gi-body-1

Đau xương ức là bệnh gì?

Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người rất lo lắng không biết biểu hiện đau xương ức là bệnh gì và có nguy hiểm không. Và đây là một số bệnh có chung dấu hiệu đau vùng xương ức, đó là:

Viêm dây chằng giữa xương ức và xương sườn

Một số động tác làm căng dây chằng như như ưỡn ngực, vươn vai,... có thể sẽ gây đau khu vực xương ức. Tuy nhiên cơn đau này chỉ xuất hiện trong vài phút và sẽ biến mất hoàn toàn bên bạn không cần phải quá lo lắng. Để tránh gặp phải hiện tượng này, bạn cần lưu ý không nên hoạt động hoặc làm việc quá sức.

Do mắc bệnh tim mạch

Nguyên nhân đầu tiên gây ra những cơn đau vùng xương ức phải kể đến là do thiếu máu và oxy do động mạch vành quá hẹp hoặc xơ vữa động mạch khiến máu kém lưu thông. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm và có tỉ lệ biến chứng thành nhồi máu cơ tim nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chấn thương lồng ngực

Các chấn thương ở lồng ngực như va chạm, ngã, té xe,.....hoặc đau các dây thần kinh liên sườn cũng là nguyên nhân gây đau xương ức.

Các bệnh liên quan đến tiêu hóa

Đau xương ức là một trong những biểu hiện của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày- thực quản, viêm đại tràng....Không chỉ đau vùng xương ức, bệnh nhân còn kèm theo các dấu hiệu như ăn kém, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng,...

Lúc này người bệnh cần đến thăm khám tại các chuyên khoa tiêu hóa để chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh cũng như vấn đề đau xương ức.

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Viêm phổi, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn, viêm dày dính màng phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi, ung thư phổi..., ngoài các triệu chứng sốt, ho, khó thở, khò khè, người bệnh có thể bị đau tức xương ức kèm theo.

Tổn thương khoang bụng

Dạ dày, gan, thận, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già,... là những cơ quan thuộc khoang bụng, nằm ngay dưới lồng ngực. Khi một trong những bộ phận này bị tổn thương, chúng cũng sẽ làm ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh, mà cụ thể là gây ra đau tức vùng xương ức.

Áp xe cơ hoành, áp xe gan

Khi bị áp xe cơ hoành hoặc áp xe gan, người bệnh sẽ cảm thấy đau hoặc khó chịu ngay tại khu vực đó và lan rộng ra các vùng cơ thể khác xung quanh. Gây nên tình trạng đau vùng xương ức, khó thở, thở gấp.

vicare.vn-dau-xuong-uc-la-benh-gi-body-2

Người bệnh cần phải làm gì khi bị đau xương ức?

Như vừa chia sẻ ở phía trên, nếu cơn đau xuất hiện nhiều lần sau mỗi hoạt động mạnh hoặc đơn giản là đang nghỉ ngơi thì bạn cần phải hết sức chú ý vì đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý phức tạp. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng tới khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, việc duy trì một thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,.... cũng góp phần hạn chế bệnh đau xương ức.

Xem thêm:

  • Mắc ung thư xương hàm vì bỏ qua dấu hiệu đau nhức răng
  • Có cảm giác đau nhức trong xương là bị bệnh gì?
  • Nguy cơ đau nhức xương khớp vào mùa xuân, làm sao để phòng ngừa?