Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có cần đi khám không?

Rối loạn chức năng khớp mu (Symphysis pubis dysfunction- SPD) là một nhóm các triệu chứng khiến bạn bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa. Cơn đau thường xảy ra khi khớp xương chậu của bạn trở nên cứng và không cân bằng.

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có cần đi khám không? Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa có cần đi khám không?

Rối loạn chức năng khớp mu (Symphysis pubis dysfunction- SPD) là một nhóm các triệu chứng khiến bạn bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa. Cơn đau thường xảy ra khi khớp xương chậu của bạn trở nên cứng và không cân bằng. Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa không gây nguy hiểm đến bào thai tuy nhiên có thể gây đau dữ dội và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự di chuyển trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu.

Triệu chứng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Dấu hiệu của sự rối loạn chức năng khớp mu có thể thay đổi tùy từng người về độ nghiêm trọng và các biểu hiện bên ngoài. Những dấu hiệu thường gặp nhất đó là:

  • Đau vùng trước ở giữa xương chậu.
  • Đau ở vùng dưới lưng ở một hoặc cả hai bên.
  • Đau vùng đáy chậu- khu vực giữa hậu môn và âm đạo

Cơn đau đôi lúc di chuyển xuống giữa hai bên đùi và đôi lúc bạn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo trong vùng xương chậu. Cơn đau thường biểu lộ rõ nhất khi bạn:

  • Đi lại
  • Lên xuống cầu thang
  • Dồn trọng lượng cơ thể về một bên chân.
  • Trở người khi ở trên giường.
  • Mở rộng hai chân. Việc này có thể gây đau khi mẹ bầu cần ra khỏi giường, mặc quần áo hoặc ra vào xe.
vicare.vn-dau-xuong-chau-khi-mang-thai-3-thang-giua-co-can-di-kham-khong-body-1

Nguyên nhân gây đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa

Nguyên nhân phổ biến nhất của những rối loạn chức năng khớp mu chính là việc mang thai. Sự rối loạn chức năng khớp mu có thể xảy ra ở 1⁄5 phụ nữ giai đoạn thai kỳ theo các số liệu thống kê. Một số yếu tố khiến mẹ bầu dễ bị đau xương mu khớp háng khi mang thai phải kể đến là:

  • Trong giai đoạn thai kỳ, một số hooc-môn như relaxin được giải phóng để nới lỏng dây chằng và cơ bắp ở vùng hông, dạ dày, sàn chậu, xương chậu. Điều này giúp các mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn tuy nhiên cũng khiến các khớp trở nên mất cân bằng và dễ cử động hơn bình thường, gây khó chịu hoặc đau tức vùng xương chậu. Khi những hooc-môn này được giải phóng trước khi sinh một thời gian dài sẽ gây nên các rối loạn chức năng khớp mu và làm mẹ bầu bị đau đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Cân nặng và tư thế của em bé cũng có thể gây đau xương chậu. Những biểu hiện này trở nên trầm trọng hơn khi mẹ bầu bước vào những tháng tiếp theo của thai kỳ.
  • Tiền sử mắc chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu
  • Chấn thương xương chậu do tai nạn hoặc bị ngã.
  • Làm những công việc thể chất mạnh.

Thông thường, rối loạn chức năng khớp mu không xảy ra ngoài thai kỳ. Tuy nhiên nếu có xuất hiện chứng tỏ bạn đang mắc phải những chứng bệnh khác như chấn thương xương chậu, viêm khớp, một số trường hợp có thể không phát hiện được nguyên nhân.

Chẩn đoán đau xương chậu khi mang thai như thế nào?

Chẩn đoán sớm rất hữu hiệu trong việc kiểm soát các rối loạn chức năng khớp mu. Nếu bạn đang mang thai và bị đau xương mu vùng kín nữ, bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám xương chậu. Bạn sẽ được bác sĩ khuyên tập một số bài tập vật lý trị liệu để nâng cao sự dẻo dai và khỏe mạnh của các khớp và cơ bắp vùng chậu. Các bác sĩ cũng sẽ lên kế hoạch cho các hoạt động thể chất mà bạn có thể dễ dàng thực hiện.

Chữa trị đau xương chậu khi mang thai bằng cách nào?

Tổ chức Vật lý trị liệu vùng chậu, sản khoa và phụ khoa từ Vương quốc Anh khuyến cáo bạn tránh thực hiện một số hoạt động sau khi đang gặp phải chứng đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Dồn trọng lượng cơ thể chỉ về một bên chân
  • Vặn và cúi người khi nâng vác đồ vật
  • Bế con trên hông
  • Vắt chéo chân
  • Ngồi trên sàn nhà
  • Ngồi trong tư thế vặn vẹo
  • Đứng hay ngồi một tư thế một lúc lâu
  • Mang vác nặng với quần áo ướt, túi mua sắm, trẻ con,...
  • Hút bụi
  • Đẩy những vật nặng như xe đẩy hàng mua sắm
  • Cầm các thứ với một bên tay

Vật lý trị liệu là phương pháp đầu tiên để chữa các rối loạn chức năng khớp mu. Mục đích của nó là để:

  • Giảm tối đa cơn đau
  • Cải thiện chức năng cơ bắp
  • Cải thiện sự ổn định và vị trí của các khớp chậu.

Các bác sĩ có thể khuyến khích thủy trị liệu- phương pháp luyện tập dưới nước. Tập luyện dưới nước giúp bạn giảm được các áp lực lên khớp và di chuyển dễ dàng hơn. Các bác sĩ cũng có thể đưa ra gợi ý cho bạn về các tư thế phù hợp khi làm việc, quan hệ tình dục và sinh nở.

vicare.vn-dau-xuong-chau-khi-mang-thai-3-thang-giua-co-can-di-kham-khong-body-3
Thủy trị liệu là phương pháp mới đem lại hiệu quả cao với các mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa. (Ảnh: Google)

Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như châm cứu, nắn xương hoặc sử dụng đai hỗ trợ vùng chậu có thể mang lại hiệu quả cao khi chữa đau xương chậu khi mang thai.

vicare.vn-dau-xuong-chau-khi-mang-thai-3-thang-giua-co-can-di-kham-khong-body-4
Đai hỗ trợ vùng chậu giúp các mẹ bầu đỡ bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa. (Ảnh: Google)

Làm thế nào để phòng tránh đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa?

Có rất ít cách để phòng tránh việc mắc các rối loạn chức năng khớp mu khi ở trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn chẳng may bị chấn thương xương chậu trước thai kỳ, bạn cần đi thăm khám khẩn trương để bảo vệ phần cơ thể vô cùng quan trọng này khỏi việc gây ra chứng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng giữa.

Xem thêm:

  • Đau xương chậu khi mang thai và cách khắc phục hiệu quả
  • 5 vấn đề mẹ bầu thường gặp khi ốm nghén 3 tháng giữa thai kỳ