Đau vùng kín khi có kinh nguyệt có phải là hiện tượng bất thường?

Rất nhiều chị em lo lắng và bi quan khi gặp phải triệu chứng đau vùng kín khi có kinh nguyệt. Vậy đây có phải là hiện tượng bất thường về sức khỏe mà chị em cần hết sức lưu tâm? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin xoay quanh vấn đề này.

Đau vùng kín khi có kinh nguyệt có phải là hiện tượng bất thường? Đau vùng kín khi có kinh nguyệt có phải là hiện tượng bất thường?

Rất nhiều chị em lo lắng và bi quan khi gặp phải triệu chứng đau vùng kín khi có kinh nguyệt. Vậy đây có phải là hiện tượng bất thường về sức khỏe mà chị em cần hết sức lưu tâm? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin xoay quanh vấn đề này.

Nguyên nhân gây đau vùng kín khi có kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau vùng kín khi có kinh nguyệt thường do một số tác nhân sau đây gây ra:

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố

Vấn đề kiểm soát nội tiết tố nữ sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong giai đoạn có kinh, chính vì thế nhiều chị em cảm thấy tâm trạng thay đổi, có những chuyển biến về sức khỏe mà đau vùng kín là một biểu hiện phổ biến và thường hay xảy ra.

Do bị các bệnh lý phụ khoa

Đau vùng kín khi có kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của chị em đang có nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nữ như: polyp tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, nặng nề nhất là ung thư tử cung, ...

Mắc một số bệnh khác

Các căn bệnh như rối loạn đông máu hoặc tuyến giáp, ... đều có những tác động lên cơ thể người bệnh. Vì vậy, nếu chị em không may bị các bệnh trên thì khả năng đau vùng kín khi có kinh nguyệt, ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh mỗi tháng là điều khó tránh khỏi.

vicare.vn-dau-vung-kin-khi-co-kinh-nguyet-co-phai-la-hien-tuong-bat-thuong-body-1
Chị em cần trang bị kiến thức về đau vùng kín khi có kinh nguyệt

Khi nào cần phải điều trị đau vùng kín khi có kinh nguyệt?

Thông thường, khi bước vào mỗi chu kỳ “đèn đỏ”, chị em sẽ trải qua một số hiện tượng như bứt rứt khó chịu, đau vùng kín, chuột rút, đau bụng, đau vùng chậu và đau đầu. Trong đó, đau vùng kín được lý giải là do một số lượng ít chất lỏng tích trữ lại trong cơ bắp nên có thể tạo ra một số cơn đau âm đạo.

Nếu những cơn đau này nhỏ, không gây cản trở bạn trong các hoạt động thường ngày và chúng sẽ biến mất sau khi chu kỳ kết thúc thì bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh những nguy cơ bị bệnh tiềm ẩn, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra, theo dõi.

Ngược lại, những cơn đau trở nên nghiêm trọng về mức độ và tần suất xuất hiện thì bạn cần lập tức báo cho bác sĩ nhằm chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp chị em phụ nữ bảo vệ sức khỏe sinh sản, khắc phục tình trạng đau vùng kín khi có kinh nguyệt, đồng thời ngăn ngừa biến chứng vô sinh, hiếm muộn.

vicare.vn-dau-vung-kin-khi-co-kinh-nguyet-co-phai-la-hien-tuong-bat-thuong-body-2
Đau vùng kín khi có kinh nguyệt cần điều trị sớm để tránh hậu quả nghiêm trọng

Mách nhỏ chị em nên làm gì khi bị đau vùng kín trong kỳ kinh nguyệt

Dựa trên mức độ và thời gian xảy ra hiện tượng đau vùng kín khi có kinh nguyệt, bệnh lý mà bác sĩ đưa ra tư vấn, chỉ định điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, chị em nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu triệu chứng khó chịu của tình trạng đau vùng kín:

  • Thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ hàng ngày. Thay băng vệ sinh từ 4 – 5 lần mỗi ngày. Nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ giúp diệt khuẩn và giữ độ cân bằng pH. Thận trọng với những hóa chất có chứa nồng độ pH cao trong sữa tắm, xà phòng gội đầu, ... Không thụt rửa âm đạo sâu bởi điều này không tốt cho vùng kín. Lau khô vùng kín bằng khăn bông mềm và thực hiện nhẹ nhàng.
  • Tránh vận động mạnh, quá sức hoặc chạy nhảy trong những ngày có kinh
  • Không được tự ý mua thuốc về đặt âm đạo hay sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định
  • Bạn cần tránh quan hệ tình dục trong thời gian bị “đèn đỏ”. Những tác động lúc giao hợp có thể khiến cơn đau của bạn nặng hơn, gây viêm nhiễm bởi lúc này “cô bé” của bạn khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
  • Cần ngủ đủ giấc, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Những căng thẳng, lo âu quá mức là lý do làm bạn cảm thấy cơn đau trở nên rõ rệt và nặng nề hơn.
  • Chị em hãy uống đủ nước. Mỗi ngày cơ thể con người cần ít nhất 1.5 – 2 lít nước để quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt cần hạn chế tối đa.
  • Những ngày hành kinh chị em cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ, quả và trái cây tươi bởi đây là nhóm thực phẩm lý tưởng cho sức khỏe. Chúng cung cấp lượng vitamin, khoáng chất và năng lượng để bạn giảm bớt cảm giác thèm ngọt và mệt mỏi. Đồng thời, trong các thức ăn này còn có nguồn bổ sung sức đề kháng đáng kể. Do đó, chị em không nên bỏ qua việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Vận động nhẹ nhàng để khí huyết trong cơ thể lưu thông tốt. Một số hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe và thể trạng như đi bộ, yoga, thiền, ... rất tốt cho bạn và làm giảm các cơn đau. Vì thế chị em hãy chú ý dành khoảng thời gian nhất định trong ngày nhằm cải thiện tình hình đau vùng kín khi có kinh nguyệt.

Xem thêm:

  • Giảm cơn đau tức khó chịu nơi vùng kín sau khi sinh
  • Cách cực kỳ hiệu quả chữa đau rát vùng kín ở phụ nữ