Đau vai gáy chườm nóng hay lạnh là đúng cách?

Đau vai gáy chườm nóng hay lạnh? Chườm nóng và chườm lạnh là hai biện pháp giảm đau cực kỳ phổ biến nhưng liệu cả 2 phương pháp này có áp dụng được cho bệnh đau vai gáy không? Cùng HoiBenh đi “khám phá” sự thật ngay trong bài viết này.

Đau vai gáy chườm nóng hay lạnh là đúng cách? Đau vai gáy chườm nóng hay lạnh là đúng cách?

Biểu hiện của bệnh đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh lý cột sống phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi; đối tượng mắc bệnh phổ biến hơn cả là những người thường xuyên phải làm việc ở một tư thế, ít vận động như dân văn phòng, lái xe, hoặc những người làm việc nặng nhọc. Những người bị đau vai gáy thường xuyên có cảm giác bị đau ở gáy, cổ khó cử động hoặc di chuyển, cơn đau gia tăng khi vận động mạnh; đau lan xuống bả vai, cánh tay kèm theo cảm giác ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

Khi bị đau vai gáy, người bệnh nên đi khám và điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời nên thực hiện các biện pháp cải thiện, giảm đau tại chỗ, trong đó có biện pháp chườm nóng và chườm lạnh. Vậy đau vai gáy chườm nóng hay lạnh là đúng cách?

Đau vai gáy chườm nóng hay lạnh, đâu là cách đúng nhất?

HoiBenh.vn-dau-vai-gay-chuom-nong-hay-lanh-la-dung-cach-body-2
Đau vai gáy nên chườm nóng thay vì chườm lạnh

Những biện pháp giảm đau khác khi bị đau vai gáy

Đau vai gáy nên chườm nóng thay vì chườm lạnh. Chườm lạnh có thể khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn, các cơ thì co cứng. Trong khi đó, chườm nóng vào khu vực bị đau vai gáy sẽ giúp các cơ được thư giãn, máu lưu thông tốt hơn, cơ bắp đang bị đau cứng được thả lỏng, từ đó làm giảm đau hiệu quả.

Về bản chất, chất acid lactic là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau ở vai gáy. Dưới sự căng thẳng và thiếu oxy, loại acid này sẽ dần dần tích tụ ở các cơ bắp. Acid lactic bị mắc kẹt khi mà lượng máu đi đến khu vực vai gáy bị giảm; đây chính là nguồn gốc gây nên hiện tượng đau. Chườm nóng sẽ giúp phục hồi lưu lượng máu và tăng tốc độ loại bỏ các acid lactic từ các cơ bắp, giảm đau.

Thao tác chườm nóng khá đơn giản, dễ làm: bạn có thể chườm chai nước ấm, khăn ấm, túi chườm nóng vào khu vực bị đau. Nếu có thời gian, bạn nên sao lá ngải cứu trong chảo nóng, cho vào khăn rồi chườm nóng cũng giảm đau cực kỳ tốt. Khi chườm nóng, bạn nên lưu ý:

  • Không sử dụng nước quá nóng, khăn quá nóng để chườm vì có thể dẫn tới bỏng.’
  • Không chườm nóng khi ngủ.
  • Thời gian chườm nóng hiệu quả: 10 đến 15 phút, tối đa không quá 20 phút.

Những biện pháp giảm đau vai gáy khác

Ngoài phương pháp chườm nóng khá đơn giản vừa rồi, vẫn còn rất nhiều phương pháp giảm đau khác giúp bạn thỏa sức lựa chọn:

  • Mát xa có tác dụng làm máu được lưu thông dễ dàng, làm mềm các cơ bị co cứng. Khu vực mát xa lý tưởng bao gồm vùng cổ, lưng phía dưới cổ, hai bả vai, hai bên vai của bệnh nhân. Mát xa từ nhẹ đến mạnh cho tới khi da bệnh nhân nóng và đỏ lên.
  • Châm cứu: Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo, dây thần kinh giúp máu lưu thông, giúp giảm đau nhanh chóng và lâu dài. Bạn nên tìm đến chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cơ thể của bạn.
  • Tập thể dục là biện pháp tự nhiên, giúp đánh bay cơn đau nhức mà không gây rủi ro đến cơ thể. Có điều, bạn cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới có tác dụng.
  • Thay đổi lối sống: thỉnh thoảng vươn vai, vận động trong khi làm việc; không nằm hoặc ngồi quá lâu; hạn chế ăn thức ăn nhanh, nóng, nhiều dầu mỡ, lạm dụng chất kích thích, bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Xem thêm:

  • 5 tư thế chuẩn tránh bệnh đau vai gáy ở dân công sở
  • Hoạt động mạnh bị đau vai gáy phải làm thế nào?
  • Một số phương pháp điều trị đau mỏi vai gáy