Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì?

Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây ra đau nhức khó chịu ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và bị đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì cho mau khỏi. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng đặc trưng của bệnh từ đó đề ra phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì? Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì?

Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây ra đau nhức khó chịu ảnh hưởng xấu đến cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và bị đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì cho mau khỏi. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng đặc trưng của bệnh từ đó đề ra phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

1. Đau thượng vị dạ dày là gì?

Thượng vị được hiểu là vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức. Khi bị đau thượng vị là tình trạng đau nhức, khó chịu ở vị trí vùng bụng phía trên rốn và dưới xương sườn hay xương ức. Cơn đau thượng vị dạ dày có khi âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày thậm chí nhiều tuần và tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Khi bị đau có thể kèm theo chứng ợ hơi, ợ nóng. Trong một số trường hợp tình trạng đau thượng vị chính là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

2. Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày

vicare.vn-dau-thuong-vi-da-day-uong-thuoc-gi-body-1

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày, trong đó phổ biến nhất gồm có:

  • Căng thẳng kéo dài: Do áp lực từ công việc, cuộc sống hàng ngày khiến dạ dày làm việc quá sức, dễ tổn thương và gây đau thượng vị kéo dài. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, ăn đồ quá cay, nóng, thực phẩm lên men, sẽ khiến dạ dày khó tiêu, làm việc nhiều dẫn đến đau thượng vị.
  • Lạm dụng các chất kích thích: Thường xuyên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, trà,... sẽ khiến dạ dày tổn thương, sức đề kháng yếu dần và cơ thể dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Từ đó, dạ dày tổn thương gây đau nhức thượng vị, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: Tự ý sử dụng các thuốc giảm đau Paracetamol, Acetaminophen,... khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tổn hại dạ dày, gan, thận và dẫn đến những cơn đau thượng vị bất thường.
  • Mắc các bệnh lý dạ dày: Trong đó có viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày,... là những bệnh về dạ dày phổ biến gây đau thượng vị. Người bệnh còn thấy triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua xuất hiện.
  • Bệnh lý khác: Viêm gan, u xơ gan, sỏi mật, viêm tụy,... cũng có thể dẫn đến đau vùng thượng vị. Ngoài ra, bệnh nhân còn thấy da vàng đi, ăn không ngon, cơ thể suy nhược thể trạng yếu kém.

3. Các triệu chứng đau thượng vị dạ dày

Người bị đau thượng vị dạ dày sẽ thấy cơ thể có biểu hiện điển hình như:

  • Đau thượng vị kèm nóng rát: Khi người bệnh ở trạng thái quá đói hoặc quá no sẽ thấy đau vùng thượng vị kèm nóng rát, khó chịu vùng bụng trên. Ngoài ra, khi người bệnh ăn các thực phẩm chua, cay hoặc quá nóng cũng thấy xuất hiện biểu hiện này.
  • Đau thượng vị kèm ợ hơi, ợ chua: Triệu chứng này xuất hiện về đêm nhiều hơn do lúc thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng lại dạ dày và sinh hơi, tạo áp lực lên dạ dày gây ra hiện tượng kèm ợ hơi, ợ chua.
  • Chán ăn và luôn có cảm giác buồn ói: Người bệnh bị đau thượng vị thường không có cảm thèm ăn, luôn đau nhức âm ỉ, người xanh xao, sụt cân nghiêm trọng.
  • Thường xuyên bị trào ngược acid dạ dày: Do lượng dịch dưới dạ dày quá nhiều hoặc do van thực quá quá yếu dẫn đến tình trạng thường xuyên bị trào ngược acid dạ dày.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm các triệu chứng cơ thể sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa và bài tiết, đầy bụng, khó tiêu,...

Tình trạng đau thượng vị kéo dài, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, hẹp thực quản, bệnh lý về dạ dày tiến triển nặng. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo cần đặc biệt chú ý đến nguyên nhân, triệu chứng đau thượng vị để sớm thăm khám, có phương pháp điều trị phù hợp.

vicare.vn-dau-thuong-vi-da-day-uong-thuoc-gi-body-2

4. Đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì?

Vì triệu chứng đau thượng vị dạ dày rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về dạ dày khác. Vì thế, để kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm để được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh lý từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, để điều trị chứng đau thượng vị hiệu quả người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây hoặc thuốc Nam.

Điều trị đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây

Để giảm nhanh các triệu chứng đau thượng vị người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một hoặc kết hợp một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Acid dạ dày: Mucosta, Mylanta,... có tác dụng giúp trung hòa acid, khắc phục chứng đau thượng vị.
  • Thuốc ngăn ngừa H2: Pepcid AC, có tác dụng ngăn chặn sự tác động của Histamin vào niêm mạc dạ dày, giảm đau thượng vị nhanh chóng.
  • Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: Metronidazol, Acide ion (+) (-), Tinidazol,... giúp xử lý các vi khuẩn có hại cho dạ dày.

Lưu ý: Những loại thuốc này khi dùng cần tuân thủ liều lượng theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây hại cho gan, thận và khiến tình trạng đau thượng vị ngày càng nặng hơn.

Điều trị đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Nam

Ngoài việc điều trị bằng Tây y, thì các bài thuốc Nam chữa đau thượng vị dạ dày cũng rất an toàn, lành tính đem lại hiệu quả khá tốt. Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc chữa đau thượng vị sau đây:

  • Chữa thượng vị từ dầu dừa: Dầu dừa có chứa hàm lượng rất lớn các hoạt chất giúp loại bỏ viêm nhiễm và phục hồi niêm mạc dạ dày. Để điều trị bệnh nhân chỉ cần uống 1 – 2 thìa dầu dừa trước mỗi bữa ăn hàng ngày.
vicare.vn-dau-thuong-vi-da-day-uong-thuoc-gi-body-3
  • Chữa thượng vị từ nước ép bắp cải: Trong bắp cải chứa hoạt chất giúp thanh mát dạ dày, lợi tiểu, cầm máu. Chỉ cần ép 1 cây bắp cải lấy nước và chia ra uống 3 lần/ngày sẽ giúp giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng.
  • Chữa thượng vị từ lá mơ lông: Lá mơ lông chứa hoạt chất giảm đau tự nhiên rất tốt. Người bệnh chỉ cần lấy 20 – 30 lá mơ lông, rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hàng ngày để đẩy lùi cơn đau thượng vị.

Lưu ý: Khi áp dụng các bài thuốc Nam chữa đau thượng vị người bệnh cần kiên trì thực hiện để nhận được kết quả tốt.

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây và thuốc Nam thì thuốc Đông y cũng nhận được sự đánh giá cao trong điều trị thượng vị dạ dày cho người bệnh. Trong số đó có sản phẩm Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng dựa trên sức mạnh tổng hợp của các vị thảo dược có tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương rất hiệu quả.

  • Nhân trần, bạch mao căn: Giúp ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết acid dịch vị.
  • Cây chỉ thiên, kim ngân hoa: Giúp tăng tiết dịch nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích tiêu hóa.
  • Hoàng bá, cối xay: Có khả năng phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tái phát.

Tóm lại, mỗi phương pháp điều trị đau thượng vị dạ dày lại đem đến ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Hy vọng sau bài viết về đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức bổ ích về căn bệnh đau thượng vị dạ dày.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là gì?
  • Cách nhận biết đau dạ dày và cách xử trí tại nhà cực hiệu quả
  • Vì sao nuốt nước miếng lại đau cổ họng?