Đau thần kinh tọa có nên tiêm?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêm steroid hoặc thuốc viêm khớp vào cột sống có thể giúp người đau dây thần kinh tọa khỏi các cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, liệu pháp này còn khá mới và tồn tại cả những ưu điểm, hạn chế khiến nhiều người băn khoăn. Vậy đau thần kinh tọa có nên tiêm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về vấn đề này.
Đau thần kinh tọa có nên tiêm?
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiêm steroid hoặc thuốc viêm khớp vào cột sống có thể giúp người đau dây thần kinh tọa khỏi các cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, liệu pháp này còn khá mới và tồn tại cả những ưu điểm, hạn chế khiến nhiều người băn khoăn. Vậy đau thần kinh tọa có nên tiêm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về vấn đề này.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa chính là dây thần kinh trải dài từ dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể có vai trò chi phối các tác động của chân, các động tác đi lại và đứng ngồi của chân.
Đau thần kinh tọa (tên tiếng Anh: Sciatica pain) là một hội chứng thần kinh có đặc trưng đau dọc theo lộ trình dây thần kinh tọa và các rễ L3 – L4 – L5 – S1. Cơn đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép tại khu vực hay gần điểm xuất phát.
Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi và nam mắc bệnh nhiều hơn nữ gấp 3 lần. Một số người phải mang vác nặng hoặc thường xuyên hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài như: cử tạ, bốc vác, nghệ sĩ xiếc, nhân viên văn phòng, ... rất hay mắc bệnh và tái phát nhiều hơn.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất do đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy tràn hoặc khô cứng gây chèn ép dây thần kinh tọa. Thường gặp sau động tác gắng sức không đúng tư thế của cột sống hoặc chấn thương kéo dài khi lái xe, ...
- Bệnh lý cột sống: Một số người bị viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm, u cột sống, ... gây tổn thương rễ dây thần kinh tọa.
- Chấn thương hoặc nhiễm trùng xương: Khi xương bị viêm, gãy hoặc nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh hông.
- Lao động quá sức, vận động không khoa học: nhiều người có tư thế làm việc và ngủ nghỉ sai cách sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
- Một số nguyên nhân khác: Biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch, áp lực khi mang thai, dị tật bẩm sinh, ung thư di căn đến cột sống (u buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ...). Ngoài ra, u tủy hay u màng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú, áp-xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, ... cũng là yếu tố dẫn đến đau dây thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Khi bị đau thần kinh tọa, nếu người bệnh không điều trị nghiêm túc sẽ để lại nhiều ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt các động tác cúi, ngửa người, xoay người hoặc nghiêng người. Bệnh có thể dẫn đến vẹo cột sống, gù lưng, teo cơ mông, đùi, cẳng chân, liệt chân và mất sức lao động. Bệnh nhân bị biến chứng nhẹ là hạn chế vận động, rối loạn cảm giác, dị dạng xương cột sống, rối loạn thần kinh thực vật, ...
Về lâu dài, bệnh đau thần kinh tọa sẽ rất dễ chuyển thành mạn tính, rối loạn cơ vòng, giảm hoặc mất chức năng cơ bàng quang và cơ vòng đường ruột. Từ đó tăng nguy cơ bị teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa khiến việc đại tiểu tiện không tự chủ, thậm chí có thể gây tàn phế do liệt. Lúc này khó có phương pháp phục hồi và người bệnh sẽ phải chịu sự đau đớn kéo dài.
Do vậy, ý nghĩa của việc phát hiện sớm, điều trị tích cực và dứt điểm của đau dây thần kinh tọa là rất lớn bởi lúc này bệnh chưa gây ra biến chứng xấu, khả năng hồi phục cao.
Đau thần kinh tọa có nên tiêm?
Thời gian gần đây xuất hiện một cách chữa bệnh mới là phương pháp tiêm thuốc giảm đau vào vị trí dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đây là biện pháp giảm đau hiệu quả và còn khá mới tại Việt Nam. Vậy đau thần kinh tọa có nên tiêm? Tiêm thuốc được áp dụng cho bệnh nhân bị đau ở giai đoạn cấp dưới 3 tháng, người không thể thực hiện phẫu thuật hoặc đã phẫu thuật nhưng vẫn còn đau.
Ưu điểm của việc tiêm thuốc giảm đau bao gồm:
- Đưa thuốc trực tiếp vào vị trí đau nên tránh được tác dụng phụ so với dùng thuốc toàn thân.
- Rất công hiệu với trường hợp đau dưới thời gian 3 tháng và có thể tiêm nhắc 3 – 4 lần trong một năm.
- Hạn chế xâm lấn so với biện pháp điều trị như phẫu thuật.
Tuy nhiên, hình thức này cũng để lại một số biến chứng mặc dù ít xảy ra như nhiễm trùng, tụ máu sâu bên trong, giữ nước, tăng đường huyết.
Chính vì vậy, với băn khoăn: Đau thần kinh tọa có nên tiêm? Thì bệnh nhân cần được thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự đưa ra quyết định. Đồng thời, nên lựa chọn bệnh viện, cơ sở y tế được trang bị đầy đủ thiết bị, đảm bảo uy tín, chất lượng
Đau thần kinh tọa chữa như thế nào?
Quy trình điều trị bệnh cần có thêm sự hỗ trợ chẩn đoán tình trạng hiện tại của bệnh nhân thông qua việc chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, chụp X-quang hoặc xét nghiệm. Thông qua kết quả cận lâm sàng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp được dùng để điều trị đau thần kinh tọa:
- Dùng thuốc giảm đau: Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc hạ nhiệt chống viêm không steroid (AINS) như indomethacin, ketoprofen, ibuprofen, diclofenac, ... Hoặc thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như celecoxib, dẫn chất tổng hợp oxicam (piroxicam).
- Kết hợp cùng thuốc giãn mạch, thư giãn cơ như với tolperison (biệt dược: mydocalm, microlax, etalysone, tomeron), mephonecin (biệt dược: decozaxtyl, decontractyl) hoặc thuốc có thành phần hóa học tương đương như methocarbamol, eperison, thiocolchicoside, ...
- Phẫu thuật: Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp điều trị nội khoa không cải thiện sau 6 tháng, xảy ra biến chứng teo cơ, liệt, rối loạn cơ tròn. Bệnh nhân có triệu chứng đau dữ dội, tái phát nhiều lần cũng có thể phải can thiệp bằng hình thức phẫu thuật.
Việc điều trị đau thần kinh tọa cần có sự kết hợp giữa thuốc đặc trị đau dây thần kinh tọa, đông y, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Khi bị đau cấp hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mạn tính, bệnh nhân cần tuyệt đối nghỉ ngơi trên giường, tránh di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh.
Gợi ý bài tập chữa đau thần kinh tọa
Đối với người mắc bệnh đau thần kinh tọa, ngoài việc uống thuốc hoặc tiêm thuốc thì việc kết hợp luyện tập đúng cách chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cải thiện nhanh chóng.
Để bắt đầu việc luyện tập, người bệnh cần nằm trên đệm cứng hoặc giường cứng. Dưới đây là bài tập vận động tốt cho người đau thần kinh tọa:
- Kéo giãn vận động thần kinh tọa: nằm thẳng người, từ từ nâng thẳng một chân lên sao cho vuông góc 45 độ so với thân. Sau đó hạ chân xuống chậm rãi và đổi sang chân kia. Mỗi bên thực hiện 8 – 10 lần.
- Ngồi ở bên mép giường, hai chân thả lỏng dưới nền. Giơ hai tay về trước mặt, sau đó dùng sức đánh hết cỡ hai tay về bên phải rồi về bên trái. Thực hiện động tác này 10 lần.
- Đứng thẳng người, hai chân hơi dạng. Từ từ cúi khom người đến khi hai tay có thể sờ vào được ngón chân cái thì đánh tay sang phải rồi sang trái 10 lần.
- Động tác lắc vòng (không cần vòng): Đứng thẳng người, chân hơi dạng, hai tay chống hông và lắc theo hình chữ O về bên phải hoặc bên trái 10 lần.
- Kéo giãn lưng: nằm sấp và giữ cổ thẳng, tì người lên khuỷu tay. Sau đó, từ từ cong lưng ra phía sau bằng cách chống hai bàn tay xuống. Lúc này bạn sẽ cảm thấy bụng căng ra trong khi lưng uốn cong. Thở và giữ trong khoảng 5 – 10 giây.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm bằng các bài tập luyện khác, kết hợp cùng hoạt động đi xe đạp, đi bộ hoặc bơi lội. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia thể lực trước khi bắt đầu các bài tập. Cần phải ngừng ngay nếu cảm thấy đau nhức nhiều hơn.
Phòng tránh đau thần kinh tọa
Để tránh mắc phải bệnh đau thần kinh tọa, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc phòng ngừa sau đây:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định: nếu bị béo phì, thừa cân sẽ làm gia tăng áp lực lên các xương khớp khiến chúng nhanh chóng bị thoái hóa, từ đó các dây thần kinh dễ bị tổn thương hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Để hạn chế bệnh nên tăng cường ăn những thực phẩm có màu xanh, nhiều chất xơ tốt cho xương khớp, dây thần kinh như súp lơ xanh, rau cải, ... Đặc biệt là thực phẩm giàu canxi. Bên cạnh đó, để tình trạng bệnh đau thần kinh tọa không nặng hơn cần kiêng ăn đồ nhiều dầu mỡ, chất béo, muối, không ăn nhiều hải sản, thịt đỏ, đồ đóng hộp, ....
- Không dồn trọng tâm cơ thể vào một bộ phận: Nên tránh những tư thế tập trung trọng lượng vào một bộ phận nhất định trên cơ thể. Nếu ngồi một chỗ quá lâu, bạn nên đứng dậy đi xung quanh. Bảo đảm các tư thế đúng khi ngồi, đứng, mang vác, ...
- Cần điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Không nên nằm đệm mềm, lò xo vì sẽ ảnh hưởng đến cột sống.
- Tăng cường vận động nâng cao thể lực để các khớp cơ, cột sống thêm dẻo dai và khỏe mạnh.
- Khi muốn nâng vật nặng phải đúng tư thế: giữ lưng thẳng, chân gập lại vừa phải. Tránh mọi chấn thương cột sống, ngã dồn xuống mông.
Xem thêm:
- Tiêm giảm đau điều trị đau thần kinh tọa
- Bài tập cho người đau thần kinh tọa
- Chặn biến chứng do đau thần kinh tọa