Đau ruột thừa - những dấu hiệu nhận biết cơ bản

Thông thường, các dấu hiệu của đau ruột thừa thường bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ đó chỉ là triệu chứng không đáng để tâm. Vậy nên đa phần các bệnh nhân đến viện cấp cứu thường trong tình trạng bệnh đã nặng, cần phải mổ cấp cứu.

Đau ruột thừa - những dấu hiệu nhận biết cơ bản Đau ruột thừa - những dấu hiệu nhận biết cơ bản

HoiBenh sẽ giới thiệu với các bạn những triệu chứng cần chú ý để có quyết định đi khám sớm nhất có thể.

6 dấu hiệu đau ruột thừa cần chú ý

1. Những cơn đau bụng kéo dài

Viêm ruột thừa thường sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, kéo dài từ rốn tới tới vùng bụng dưới bên phải. Những cơn đau bụng do viêm ruột thừa thường sẽ tăng lên sau 6 đến 24 giờ. Khi bị đau ruột thừa mọi hoạt động của bạn đều phải gián đoạn, bởi vì chỉ cần đi bộ, hắt hơi, lái xe trên đường không bằng phẳng cũng có thể khiến bạn đau dữ dội. Trong những trường hợp này bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán, điều trị sớm, tránh tình trạng xấu xảy ra.

2. Đi tiểu thường xuyên

Tình trạng đau bàng quang và đi tiểu thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa đang phát triển nặng hơn. Các nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do viêm và nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây nguy kịch cho bạn đấy nhé!

3. Chán ăn

vicre.vn-dau-ruot-thua-nhung-dau-hieu-nhan-biet-co-ban-body-1

Khi hệ tiêu hóa của bạn gặp trục trặc và kèm theo là những cơn đau ở vùng bụng phải, cảm giác buồn nôn và chán ăn ngày càng tăng, lúc này khả năng bạn bị đau ruột thừa là rất cao.

4. Run và sốt

Cùng với những cơn đau, người mắc bệnh viêm ruột thừa thường sẽ có biểu hiện sốt nhẹ dao động từ 38-38,5 độ C do nhiễm trùng trong cơ thể. Ngoài sốt, người bệnh còn kèm theo cảm giác run, ớn lạnh. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo rằng ruột thừa của bạn đang có vấn đề.

5. Bụng cồn cào và nôn ói kéo dài

Bệnh nhân khi mắc bệnh đau ruột thừa thường gặp phải vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, và hệ quả là nôn ói kéo dài, đau bụng, tiêu chảy... Việc nôn mửa kéo dài sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể, ốm yếu hoặc thiếu chất.

6. Thành bụng co cứng

Co cứng thành bụng chính là một trong những dấu hiệu đáng chú ý của bệnh đau ruột thừa. Những cơn đau này sẽ tăng dần lên, cảnh báo nguy cơ vỡ ruột thừa nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày. Vì thế để xác định chính xác bạn có đang mắc bệnh viêm ruột thừa hay không, bạn phải cần đến những xét nghiệm như: bệnh học, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang bụng và vùng ngực, CT scan trong trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh khác...

Điều trị đau ruột thừa bằng cách nào?

vicre.vn-dau-ruot-thua-nhung-dau-hieu-nhan-biet-co-ban-body-2

Phẫu thuật là phương pháp giúp điều trị đau ruột thừa hiệu quả. Có các phương pháp phẫu thuật như sau:

  • Phẫu thuật mở: bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ở bụng người bệnh dài khoảng 5-10 cm và thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.
  • Phẫu thuật nội soi: là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Trong nội soi, bác sĩ tạo một vài vết rạch nhỏ, rồi chèn các công cụ phẫu thuật đặc biệt và một máy ảnh video vào bụng để loại bỏ ruột thừa. Phẫu thuật nội soi cho phép người bệnh phục hồi nhanh hơn và chữa lành vết sẹo nhỏ. Nhưng phẫu thuật nội soi ổ bụng không thích hợp cho tất cả mọi người. Nếu ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng đã lan rộng hoặc nếu áp xe, mổ mở là lựa chọn hợp lý hơn. Mổ mở cho phép bác sĩ phẫu thuật làm sạch ổ bụng

Sau mổ, người bệnh cần phải sử dụng thêm một số loại thuốc như chống viêm, phù nề, giảm đau, thuốc kháng sinh... để hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ theo đúng thuốc điều trị mà bác sĩ đã chỉ định.

Xem thêm:

  • Đau ruột thừa ở bên nào bạn có biết?
  • Triệu chứng đau ruột thừa ở người lớn