Đau ruột thừa có xì hơi được không?

Đau ruột thừa là một căn bệnh nguy hiểm, có nhiều biểu hiện khác nhau. Đau ruột thừa có xì hơi được không là một trong những thắc mắc của nhiều người về dấu hiệu bệnh. Trong khuôn khổ bài viết nay, HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó và có thêm một số kiến thức về bệnh đau ruột thừa.

Đau ruột thừa có xì hơi được không? Đau ruột thừa có xì hơi được không?

Đau ruột thừa là một căn bệnh nguy hiểm, có nhiều biểu hiện khác nhau. Đau ruột thừa có xì hơi được không là một trong những thắc mắc của nhiều người về dấu hiệu bệnh. Trong khuôn khổ bài viết nay, HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó và có thêm một số kiến thức về bệnh đau ruột thừa.

Đau ruột thừa là gì?

Đau ruột thừa là bệnh thường gặp nhất trong cấp cứu ngoại khoa. Do triệu chứng lâm sàng đa dạng và không có xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán chính xác nên có khoảng 1/5 các trường hợp bị chẩn đoán nhầm (nhất là ở trẻ em, người già) và khoảng 15% bị cắt ruột thừa trong cấp cứu mà ruột thừa bình thường.

Đau ruột thừa có xì hơi được không?

  • Khi bị đau ruột thừa, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, ói mửa, đau ở vùng dưới bên phải của bụng và càng đau nhiều hơn khi dùng tay ấn vào vùng bụng.
  • Cơn đau càng tăng khi bệnh nhân ho, hắt hơi, đi lại, thậm chí là cả khi hít thở sâu.
  • Người bệnh nhân nóng hơn bình thường, có dấu hiệu bị tiêu chảy, táo bón, hoặc bí hơi nhưng không thể nào trung tiện (xì hơi).
vicare.vn-dau-ruot-thua-co-xi-hoi-duoc-khong-body-1

Những biến chứng khôn lường của bệnh đau ruột thừa

Thủng ruột thừa: Hay còn gọi là vỡ ruột thừa. Đây là biến chứng thường gặp nhất của viêm ruột thừa. Thủng ruột thừa có thể gây ra áp-xe quanh ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc, tức là nhiễm trùng toàn bộ màng bụng, là lớp lót bên trong ổ bụng, và vùng chậu. Biến chứng này thường gặp khi bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, giảm đau làm giảm bớt cơn đau bụng khiến bác sĩ chẩn đoán ra bệnh chậm trễ.

Tắc ruột: Tắc ruột xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa làm cho cơ của thành ruột ngưng hoạt động, ngăn cản không cho các thành phần bên trong lòng ruột được đẩy đi. Nếu đoạn ruột bên trên bị tắc nghẽn do chứa đầy dịch và chất lỏng thì bụng sẽ chướng, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Nhiễm trùng huyết: Là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm trùng từ ruột thừa vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Nhưng cũng may mắn là biến chứng này ít gặp.

Làm cách nào có thể xì hơi sau mổ ruột thừa?

vicare.vn-dau-ruot-thua-co-xi-hoi-duoc-khong-body-2
Ăn các món dễ tiêu như súp, cháo

Sau phẫu thuật ổ bụng nói chung và mổ ruột thừa nói riêng, ruột thường bị liệt tạm thời dẫn đến đầy bụng, chướng bụng, không xì hơi, chán ăn. Để nhu động ruột nhanh chóng được phục hồi thì có 2 việc quan trọng nhất rất đơn giản và dễ làm, đó là ăn lại sớm và tập vận động sớm. Việc tập vận động sớm sau mổ ngày nay đã được chứng minh là không ảnh hưởng đến vết mổ, không làm tăng đau vết mổ mà còn cải thiện triệu chứng đau, cải thiện nhu động ruột.

Người bệnh cần tập hít thở, tập gồng bụng sau đó ngồi dậy và đi lại trong phòng. Về chế độ ăn thì tốt nhất là ăn thức ăn nhẹ và dễ tiêu (như súp, cháo) ít dầu mỡ không chua cay, đến khi đánh hơi được thì có thể ăn uống lại như bình thường.

Nếu vẫn không hết thì cần báo bác sĩ hoặc khi có biểu hiện buồn nôn, nôn, bụng đau nhiều, chướng ngày càng tăng, sốt, đi tiêu lỏng thì cần phải vào viện kiểm tra lại ngay.

Xem thêm:

  • Ruột thừa là gì? Ruột thừa có thực sự “vô dụng”?
  • 5 dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị vỡ ruột thừa
  • Mổ ruột thừa có được ăn thịt gà không?