Đau nhũ hoa khi chạm vào có phải là bệnh không?

Nhũ hoa có rất nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, đôi khi nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy đau nhũ hoa khi chạm vào có phải bệnh không? Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời giúp bạn.

Đau nhũ hoa khi chạm vào có phải là bệnh không? Đau nhũ hoa khi chạm vào có phải là bệnh không?

Nhũ hoa có rất nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, đôi khi nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy đau nhũ hoa khi chạm vào có phải bệnh không? Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời giúp bạn.

Nhũ hoa là gì?

Nhũ hoa và vùng đầu vú của phụ nữ với kích thước từ 2-3 cm đến 10 cm. Tăng cân hay mang thai cũng là nguyên nhân làm thay đổi kích thước của nhũ hoa khiến chúng to hơn.

Sắc tố nhũ hoa phụ thuộc vào sắc tố da của người phụ nữ và màu sắc của các phần da còn lại. Cũng giống như kích thước, màu sắc nhũ hoa có thể thay đổi khi bạn có con và thường sự thay đổi về màu sắc này là vĩnh viễn. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone cơ thể trong quá trình mang thai.

Các nguyên nhân gây đau nhũ hoa khi chạm vào

Nhiễm trùng

Giống với các bộ phận khác trên cơ thể, nhũ hoa cũng có thể bị nhiễm trùng. Theo nghiên cứu, các lỗ chân lông và nang lông xung quanh khu vực này dễ bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng.

Loại nhiễm trùng thường xuất hiện nhất trên nhũ hoa là nhiễm trùng nấm men. Hiện tượng này xảy ra đối với người ra nhiều mồ hôi, khi đó sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho nấm men phát triển mạnh. Đây là lí do phụ nữ mặc áo ngực làm bằng chất liệu không thoáng khí sẽ dễ bị chúng tấn công và thỉnh thoảng cảm thấy đau nhũ hoa.

Ở phụ nữ đang cho con bú, nấm Candida là một dạng nhiễm trùng nấm khác thường gặp. Tuy nhiên, loại nấm này có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh.

Bên cạnh đó, việc đeo khuyên cho nhũ hoa cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng, đặc biệt khi quá trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh hoặc kỹ thuật kém.

vicare.vn-dau-nhu-hoa-khi-cham-vao-co-phai-la-benh-khong-body-1

Bệnh jogger's nipple

Nếu bạn thường xuyên tập thể dục hoặc rèn luyện sức chịu đựng thông qua các bài tập chạy, nhũ hoa có thể bị kích thích do quần áo hoặc áo ngực ma sát. Để hạn chế tình trạng này, mọi người nên mặc những chiếc áo ngực thể thao chất lượng cao và sử dụng một số loại kem chống ẩm để ngăn ngừa kích ứng.

Áo lót chật sẽ làm ma sát khiến nhũ hoa dễ bị tổn thương và có thể gây phát ban xung quanh khu vực vú. Do đó, lựa chọn một chiếc áo lót phù hợp là việc làm rất quan trọng nhằm bảo vệ bộ phận nhạy cảm này.

Thay đổi hormone

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến đầu nhũ hoa bị đau là mang thai. Đôi khi các cơn đau khó chịu này lại là tin vui cho các chị em phụ nữ.

Vì vậy, nếu không sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết tố mà nhận thấy những cơn đau ngứa hoặc kích thích vùng vú, bạn nên kiểm tra bản thân có mang thai hay không.

Rocío Salas-Whalen, chuyên gia y khoa kiêm nhà nội tiết học tại Phòng khám Manhattan cho biết, tương tự như vậy, việc ngừng hoặc bắt đầu tiến hành một vài biện pháp tránh thai sẽ ảnh hưởng tới hormone. Do đó, đau nhức nhũ hoa là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại.

Cho con bú

Đau nhũ hoa trong thời kỳ cho con bú có thể xảy ra vì rất nhiều lý do. Ống dẫn sữa bị tắc, nứt núm vú hoặc em bé có xu hướng dính chặt với nhũ hoa là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này. Các bà mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi đặc hiệu để giảm đau trong quá trình cho con bú.

Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm vú. Theo nghiên cứu đến từ Đại học y Sản khoa và phụ khoa Hoa Kỳ, các triệu chứng cơ bản bao gồm sưng ngực, dày mô vú, xuất hiện u cục, đau rát khi đang cho con bú và đỏ da.

vicare.vn-dau-nhu-hoa-khi-cham-vao-co-phai-la-benh-khong-body-2

Dị ứng

Sử dụng một số loại nước hoa, xà phòng, kem dưỡng da, bột giặt có thể khiến núm vú ngứa ngáy đau nhức khó chịu. Việc đầu tiên bạn cần làm để ngăn chặn tình trạng này là xác định nguyên nhân gây kích ứng. Sau đó, Huma Farid, chuyên viên y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston cho biết, tránh sử dụng chúng hoặc tiến hành thay thế với các sản phẩm khác có cùng hiệu quả nhưng không gây kích ứng.

Tác dụng phụ của thuốc hoặc thực phẩm chức năng

Một số loại thuốc có thể làm nhũ hoa dễ nhạy cảm với các kích thích bên ngoài. Chúng bao gồm các thực phẩm chức năng và thuốc kê toa, đặc biệt là thuốc trị tâm thần. Bạn hãy đề cập với bác sĩ nếu nhận thấy những tác dụng phụ không mong muốn này.

Ngoài ra, nếu mắc bệnh ung thư vú, các phương pháp điều trị như phẫu thuật và xạ trị cũng có thể gây đau nhũ hoa.

Cần làm gì khi chạm vào nhũ hoa mà cảm thấy đau?

Kiểm tra áo ngực

Có thể mặc áo nịt ngực quá chật là nguyên nhân khiến cho núm vú của bạn đau nhức.

Mặc áo chật khiến máu không thể lưu thông tự nhiên.

Hãy nới rộng áo hoặc thay thế một chiếc áo khác thử xem.

Nếu việc đổi áo giúp cơ thể thoải mái, tình trạng đau nhức cũng biến mất, bạn có thể yên tâm về sức khỏe của mình.

Còn nếu tình hình không có gì khả quan, bạn nên tự khám ngực của mình. Có thể vấn đề nằm ở bên trong cơ thể của chính bạn.

Kiểm tra đầu nhũ hoa

Nếu có cảm giác đau núm vú, bạn hãy dùng một chiếc gương để kiểm tra xem đầu vú có vấn đề gì không? Có sưng đau không? Hay xuất hiện triệu chứng đỏ tấy gì không?

Khi phát hiện đầu vú có triệu chứng bất thường như xuất hiện mủ, ban đầu ở dạng mủ trong, sau đó chuyển màu sang đỏ, đó có thể là triệu chứng của ung thư vú.

Thường xuyên kiểm tra bên trong áo lót, nếu có màu khác lạ, cần đi khám ngay để được tư vấn.

Nếu đau nhũ hoa trong thời gian dài, bạn nên nhờ đến sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ. Bởi chỉ có như vậy, các vấn đề về tình trạng sức khỏe mới được phát hiện sớm và có phương pháp xử lí phù hợp.

Xem thêm:

  • Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai?
  • Những bí mật bất ngờ về nhũ hoa
  • Chăm sóc nhũ hoa đúng cách khi mang thai để bảo vệ sức khỏe