Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê ngoài màng cứng không?
Đau lưng sau sinh là tình trạng phổ biến ở sản phụ, sau một quá trình thay đổi nội tiết sinh lý, tăng gánh lên các cơ vùng bụng, vùng lưng để giữ tử cung chứa đựng thai nhi. Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê ngoài màng cứng không? Tình trạng đau lưng sau sinh kéo dài bao lâu? Các cách để làm giảm nhẹ triệu chứng? Khi nào cần đi đến bác sĩ?
Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê ngoài màng cứng không?
Tất cả sẽ được HoiBenh giải đáp ở bài viết dưới đây.
Bản chất của đau lưng sau sinh
Cảm giác đau lưng sau sinh là do sự chèn ép rễ thần kinh của vùng thắt lưng tương ứng, hoặc các tình trạng bệnh lý của các cấu trúc nhạy cảm đau vùng cột sống như màng xương của xương sống, màng cứng, màng nhện của tủy sống, dây chằng giữa hai đĩa đệm, khớp giữa hai đốt sống, đĩa đệm, dây chằng đốt sống, tĩnh mạch và động mạch ngoài màng cứng.
Nguyên nhân của đau lưng sau sinh
Đau lưng sau sinh không biến mất ngay lập tức mà cần một thời gian, một số nguyên nhân gây đau lưng sau sinh:
- Thủ phạm chính gây đau lưng sau sinh của bạn là sự rối loạn hormone. Cơ thể bạn vừa phóng thích progesterone và hormone relaxin trong suốt quá trình chuyển dạ - giúp làm giãn các dây chằng và khớp của vùng xương chậu, để sổ thai nhi ra. Vì những hormone này sẽ giữ nồng độ cao như vậy trong khoảng vài tháng, làm cho bạn đau lưng sau sinh.
- Trong quá trình mang thai, cột sống chịu đựng một lực cơ học đáng kể từ tam cá nguyệt thứ hai và kéo dài sau sinh trong vài tháng. Cơ thể mẹ chịu một áp lực lên đầu gối và các cơ và điều này làm kích hoạt cảm giác đau ở vùng lưng, vì thần kinh chi phối cơ vùng gối dẫn đến thắt lưng.
- Sự chuyển dạ của mẹ đóng vai trò đáng kể trong đau lưng sau sinh. Nếu bạn sinh thường, trong quá trình sổ thai, nhiều cơ bình thường ít sử dụng nay phải tăng hoạt động giúp đẩy em bé ra ngoài, điều này làm mỏi các cơ vùng thắt lưng, gây ra đau lưng sau sinh.
- Một lý do khác cho đau lưng sau sinh là sự tăng kích thước tử cung trong quá trình mang thai, điều này làm căng các cơ vùng bụng thấp và vùng lưng, gây ra đau lưng.
- Những đêm mất ngủ sau sinh, sự cong lưng, và tư thế ngồi để bế con quá thường xuyên cũng gây đau lưng.
- Nếu bạn gắng sức vận động nặng trong lúc mang thai và sau sinh, hệ quả của điều này cũng là những cơn đau lưng sau sinh gây khó chịu.
Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê ngoài màng cứng không?
Gây tê ngoài màng cứng là sự tiêm vào vùng thắt lưng để làm thuốc gây tê tại chỗ vào khoảng không gian quanh dây thần kinh. Sau khi tiêm, thuốc sẽ làm vô cảm vùng dưới chỗ tiêm cũng như chân và cho phép sản phụ tỉnh táo chứ không mê trong suốt quá trình chuyển dạ.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê vùng, thông qua một mũi tiêm vào sống lưng, thuốc tê được đưa vào cột sống, phân tán sang hai vùng lân cận xung quanh. Thuốc có tác dụng làm tê liệt, mất cảm giác đau ở một vài bộ phận chịu lực nhiều nhất khi chuyển dạ. Ngoài việc không có cảm giác đau do những cơn co gây ra, sản phụ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn.
Sản phụ có gây tê ngoài màng cứng trước chuyển dạ làm tăng tỉ lệ đau vùng thắt lưng. Nhưng cảm giác đau này chỉ xuất hiện trong ngày đầu tiên sau sinh. Điều này được lý giải là do sang chấn tạo ra khi tiêm, kim xuyên qua vùng cơ dây chằng để có thể đưa thuốc gây tê vào khoang ngoài màng cứng. Cảm giác đau lưng sau sinh hoàn toàn không liên quan đến thuốc gây tê.
Sau 7 ngày, và sau 6 tháng sau sinh, tình trạng đau lưng sau sinh ở sản phụ không có gây tê ngoài màng cứng và có gây tê đều như nhau.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự liên quan của tình trạng đau lưng sau sinh mạn tính với việc gây tê ngoài màng cứng trước sinh
Đau lưng sau sinh kéo dài bao lâu?
Phần lớn các hoạt động sinh lý của cơ thể sẽ trở lại bình thường sau sinh. Không như những mô khác, đau lưng sau sinh sẽ cải thiện dần dần nhưng không rời bỏ bạn ngay lập tức. Cơ thể bạn mất khoảng 6 tháng để có thể ổn định. Khi cơ thể đạt được sự căng cơ bình thường, điều này cũng khiến các khớp và dây chằng trở về bình thường và nồng độ hormone trở về bình thường. tuy nhiên, nếu người mẹ trải qua những hoạt động thể lực nặng nề sau sinh, thì tình trạng đau lưng có thể kéo dài đến từ 10 đến 12 tháng. Đối với những cơ địa thừa cân béo phì có thể làm tăng nguy cơ gây đau lưng sau sinh mạn tính.
Các cách để giảm đau lưng sau sinh
Đừng quá căng thẳng về tình trạng đau lưng sau sinh, có nhiều liệu pháp tại nhà giúp làm dịu nhẹ đi cảm giác đau, đơn giản và hiệu quả. Một số liệu pháp tại nhà giúp cải thiện tình trạng đau lưng sau sinh:
- Tham vấn chuyên gia dinh dưỡng và theo đuổi một chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể bạn. Điều này giúp làm giảm cân và vì thế làm giảm tải cho các cơ vùng lưng.
- Có nhiều bài tập thể dục sau sinh mà giúp bạn cải thiện tình trạng căng các cơ và dây chằng vùng lưng. Hãy bắt đầu với các tư thế yoga và bài tập căng cơ sau sinh, nó cũng giúp bạn dẻo dai hơn. Bạn cũng có thể thực hiện bài tập sàn chậu. Còn nếu bạn sinh mổ, việc đi bộ là bài tập thể dục tốt nhất cho bạn.
- Tránh các hoạt động thể lực gắng sức quá mức ngay sau sinh. Hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể đặc biệt nếu bạn sinh mổ, các cơ và khớp cần nghỉ ngơi sau nhiều tháng dài mang thai.
- Tránh nâng vật nặng hoặc thực hiện các bài tập tạ vì nó là tăng tải lên cơ và khớp lưng của bạn.
- Duy trì tư thế ngồi thẳng. Tránh ngồi dựa vào em bé khi cho em bé bú, và giữ lưng thẳng, bạn có thể nằm một bên khi cho em bé bú.
- Nếu bạn trải qua tình trạng đau lưng sinh sinh tăng lên, vậy thì hãy kê chân khi ngồi ghế để giữ chân của bạn cao hơn sàn nhà một chút và nâng đỡ các cơ lưng. Bạn cũng có thể tựa lưng vào gối khi ngồi.
- Bồng con trong thời gian dài sẽ làm tăng tải trọng lên hông. Vì thế ,bạn hãy nên dùng quai đeo em bé trước ngực khi bạn đi du lịch hoặc ở nhà.
- Hãy tạm tránh xa giày cao gót sau sinh vài tháng.
- Cố gắng ngủ với tư thế thoải mái và sử dụng gối mềm, đầu thấp.
- Massage. Massage làm tăng lưu thông máu và giúp thư giãn các cơ lưng.
- Chườm nóng lên vùng lưng để giảm đau.
- Bạn có thể bôi dầu gió nhẹ nhàng lên lưng.
- Tránh tắm nước lạnh mà hãy tắm nước nóng vài tuần sau sinh. Nó giúp thư giãn cơ và dây chằng.
- Hãy cố gắng cong đầu gối khi bạn muốn cúi xuống lấy vật dụng, thay vì cong lưng và với tay- điều này làm căng cơ vùng lưng.
Nếu tình trạng đau lưng vẫn không thuyên giảm sau một thời gian dài, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị hợp lý.
Khi nào phải tham vấn bác sĩ vì đau lưng sau sinh?
Bạn không nên quá lo lắng khi tình trạng đau lưng sau sinh tăng về đêm. Khi về đêm, các khớp không còn vận động nữa sẽ sưng lên và làm tăng đau hơn.Tình trạng đau lưng sau sinh sẽ tự động biến mất sau vài tháng, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ trong các tình huống sau:
- Tình trạng đau lưng kèm sốt
- Mức độ đau lưng nghiêm trọng hoặc tăng dần theo thời gian
- Tình trạng đau lưng kéo dài hơn 6 tháng
Đau lưng sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều phụ nữ, vì sự rối loạn hormone và tăng hoạt động căng cơ trong quá trình mang thai và chuyển dạ, và cơ thể cần thời gian sau sinh để phục hồi lại sinh lý bình thường. Các mẹ sắp sinh cũng nên yên tâm, bởi việc tiêm gây tê ngoài màng cứng không liên quan đến việc đau lưng sau sinh.
Xem thêm
- Đau lưng sau khi sinh mổ: Chớ để lâu!
- Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đau dọc thắt lưng sau sinh
- Những cách cải thiện đau lưng sau sinh hiệu quả