Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em mẹ nên chú ý
Ho, sốt, bỏ ăn là những bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, rất có thể những bệnh lý thường gặp này lại là triệu chứng của căn bệnh viêm phổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em mẹ nên chú ý
Tổng quan về bệnh viêm phổi?
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng gây tổn thương đường hô hấp dưới, gây rối loạn chu trình trao đổi không khí trong hai lá phổi. Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ ( đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi) do sức đề kháng của trẻ con non yếu, dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Viêm phổi ở trẻ nhỏ thường là do các nguyên nhân như: trẻ không được giữ ấm khi tiếp xúc với sự chuyển biến đột ngột của thời tiết; cha mẹ để trẻ sử dụng đồ ăn thức uống lạnh trong một thời gian dài hoặc do các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng trực tiếp tấn công và gây bệnh cho trẻ.
Viêm phổi ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những nguy cơ biến chứng nặng nề cho sức khỏe và tính mạng như gây viêm phế nang phổi, suy hô hấp, thậm chí nếu để bệnh tiến triển quá nặng có thể khiến trẻ tử vong.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em
Nhịp thở bất thường
Do chức năng hô hấp sẽ bị rối loạn khi mắc viêm phổi nên biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ là tình trạng thở nhanh, gấp và nông (thở không sâu). Nhịp thở của trẻ khi mắc viêm phổi:
- Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi nhanh hơn 60 lần/phút
- Đối với trẻ từ 2 đến 11 tháng tuổi nhanh hơn 50 lần/phút
- Đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi nhanh hơn 40 lần/phút
Ngoài ra khi thở phổi của trẻ cũng có thể phát ra tiếng khò khè, rít mạnh do các phế nang tích tụ nhiều chất dịch và đờm đặc.
Trong trường hợp viêm phổi nặng, trẻ còn có khả năng ngừng thở ngủ, gây rối loạn toàn bộ các cơ quan hoạt động trong cơ thể, đe dọa tính mạng của các em.
Sốt cao
Theo cơ chế phản ứng thông thường, khi thấy có virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của trẻ sẽ ngay lập tức phát đi tín hiệu cảnh báo nguy hiểm thông qua triệu chứng điển hình là sốt vừa tới sốt cao. Điểm khác biệt của sốt do viêm phổi là tình trạng này sẽ gần như không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả khi cha mẹ đã cho trẻ uống thuốc hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt.
Nếu thấy trẻ sốt li bì, cơ thể mệt mỏi, cha mẹ nên sớm liên kết với các triệu chứng đi kèm khác để sớm phát hiện viêm phổi cho trẻ, tránh tình trạng tự ý chữa bệnh tại nhà gây nguy cơ biến chứng sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Ho và đau ngực
Ho và biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ mắc viêm phổi. Khi yếu tố gây viêm nhiễm khiến làm kích thích phổi và cuống họng thì theo phản xạ tự nhiên trẻ sẽ có triệu chứng ho. Lâu dần triệu chứng này sẽ phát triển từ ho vừa cho tới ho nặng, kèm theo các chất dịch như đờm mủ, nước mũi, thậm chí là máu.
Cũng do tình trạng ho kéo dài và triền miên không dứt, khiến cho lồng ngực liên tục bị co bóp để bật ra ho, nên nhiều trẻ cũng sẽ cảm thấy bị đau ngực ngay cả trong lúc ho và giữa các cơn ho với nhau.
Trẻ bỏ ăn, tím tái, co giật
Trên thực tế việc trẻ bỏ bú, bỏ ăn thường chỉ diễn ra khi tình trạng viêm phổi đã diến biến nặng khiến trẻ mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức mình mẩy và không còn đủ sức để dùng bữa nữa.
Ngoài ra cũng do chức năng hô hấp trở nên yếu kém và trì trệ nên trẻ mắc viêm phổi cũng sẽ có triệu chứng tím tái do cơ thể thiếu ô – xi trầm trọng. Trường hợp nặng khi các cơ quan rối loạn và không thể hoạt động bình thường do không được cung cấp đủ ô – xi cho quá trình tạo máu, trẻ có thể sẽ bị co giật, lịm đi, thậm chí mất dần khả năng nhận thức mọi vật.
Co rút lồng ngực
Tình trạng co rút lồng ngực thường chỉ diễn ra khi trẻ mắc viêm phổi. Cha mẹ có thể quan sát chu trình hô hấp của trẻ bằng việc vén áo và quan sát phần ranh giới giữa ngực và bụng khi trẻ ngủ. Nếu thấy phần giới này có biểu hiện lõm vào khi trẻ hít thở thì có thể nhận ra ngay là trẻ đã mắc viêm phổi để có hướng điệu trị và can thiệp kịp thời.
Điều trị viêm phổi ở trẻ em
Đa số các trường viêm phổi ở trẻ em sau khi được phát hiện đều được chỉ định sử dụng kháng sinh do không thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm phổi là do virus, vi khuẩn hay có sự kết hợp của cả hai yếu tố viêm nhiễm.
Ngoài ra đối với các trường hợp trẻ mắc viêm phổi ở mức độ nặng, có dấu hiệu khó thở, co rút lồng ngực thì tùy vào độ tuổi và khả năng tiên lượng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng các loại kháng sinh nặng như ampicillin, gentamicin hoặc cefuroxime. Mặc dù đây đều là các loại thuốc kháng sinh nặng có khả năng gây ra tác dụng phụ cho trẻ song trong nhiều trường hợp khi cân nhắc giữa khả năng tương tác của thuốc và mức độ nguy hiểm của căn bệnh, các bác sĩ vẫn sẽ chỉ định cho sử dụng ở một liều lượng nhất định để đảm bảo tính mạng trẻ.
Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em
Để phòng ngừa hiệu quả căn bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đảm bảo chế độ chăm sóc và dinh dưỡng lành mạnh để giúp trẻ hình thành được hệ thống miễn dịch với sức đề kháng tốt, chống lại được các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Cha mẹ nên để trẻ tránh xa những vùng ô nhiễm không khí như khói bụi xe cộ, khói thuốc lá, công trường thi công để đảm môi trường trong lành cho phổi của trẻ.
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng nên tạo lập thói quen rửa tay xà phòng để phòng ngừa vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ, gây viêm phổi.
Cha mẹ cũng đừng quên tiêm chủng vắc-xin cho trẻ để phòng ngừa tình trạng viêm phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Những lưu ý khi trẻ bị viêm phổi
Khi trẻ mắc viêm phổi cha mẹ không nên tự ý chữa bệnh cho trẻ tại nhà để tránh những biến chứng sức khỏe có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Cần thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý với các loại khăn giấy mềm hoặc vải sạch đã được khử trùng hoặc giặt sạch sẽ. Lưu ý không nên sử dụng lại nhiều lần một chiếc khăn xô để vệ sinh cho trẻ vì chúng dễ nhiễm vi khuẩn và virus, có thể gây bệnh dịch trẻ.
Trẻ khi mắc viêm phổi thường rất mệt mỏi, khó ăn uống nên cha mẹ có thể ưu tiên đưa vào khẩu phần ăn của các em một số loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, món hầm, củ quả nghiền. Ngoài ra không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, tốt nhất là nên chia nhỏ khẩu phần ăn để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và tiêu hóa tốt hơn.
Cha mẹ cũng có thể chế biến một số loại nước thảo dược như quất hấp mật ong, chanh đào ngâm mật ong, gừng hấp đường để làm giảm triệu chứng ho do viêm phổi của trẻ.
Khi thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở đường thở, cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi khám, để phòng ngừa căn bệnh viêm phổi, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em.
Nhìn chung những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ thường không đặc trưng và giống nhau. Do vậy khi thấy con có bất cứ biểu hiện bất thường nào, cha mẹ cũng không nên chủ quan và đưa con đi khám bệnh kịp thời.