Dấu hiệu và hướng dẫn cách “ngắt” các cơn đau thắt ngực

Theo các chuyên gia tim mạch, hơn 1/5 dân số Việt Nam mắc bệnh tim mạch, trong đó đau thắt ngực là một trong bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hiện tượng đau thắt ngực, đau thắt ngực ổn định là gì? Đau thắt ngực không ổn định là gì? Và phương án điều trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Dấu hiệu và hướng dẫn cách “ngắt” các cơn đau thắt ngực Dấu hiệu và hướng dẫn cách “ngắt” các cơn đau thắt ngực

Theo các chuyên gia tim mạch, hơn 1/5 dân số Việt Nam mắc bệnh tim mạch, trong đó đau thắt ngực là một trong bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hiện tượng đau thắt ngực, đau thắt ngực ổn định là gì? Đau thắt ngực không ổn định là gì? Và phương án điều trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là triệu chứng ở vùng xương ức hoặc vùng trái trước tim xuất hiện những cơn đau thắt có thể do thiếu máu cục bộ cơ tim do mạch bị tắc nghẽn hoặc do máu không cung cấp đầy đủ để nuôi dưỡng cơ tim.

Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn gắng sức hoặc hoạt động mạnh như sau khi chạy, leo cầu thang, leo dốc hoặc quan hệ tình dục mạnh. Hoặc cơn đau tức ngực cũng có thể xuất hiện khi bạn nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ.

Mức độ nặng nhẹ của cơn đau tức ngực thường phụ thuộc vào ngưỡng đau của từng người, không tiêu chuẩn chung về cơn đau tức ngực. Bên cạnh đó yếu tố cảm xúc cũng là tác nhân kích thích cơn đau thắt ngực, người ta có thể lên cơn đau tức ngực khi quá bất ngờ, quá buồn, hoặc thậm chí khi quá vui cũng có thể xuất hiện cơn đau tức ngực.

Đau thắt ngực ổn định là gì?

Cơn đau thắt ngực là cơn đau thường sẽ tự hết khi bạn giảm thiểu các hoạt động gắng sức. Nghĩa là khi đau thắt ngực ổn định có thể mất đi khi sau khi nghỉ ngơi 1-5 phút và đôi khi có thể xảy ra thầm lặng gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Dấu hiệu của đau thắt ngực ổn định thường là cảm giác rất khó chịu ở vùng ngực, kèm theo triệu chứng nghẹt thở, đè nén. Cơn đau sẽ lan tỏa lên phía tay, xương ứng hoặc thường lan về phía trái ngực. Đôi khi còn lan tỏa khắp vùng phía sau ngực.

vicare.vn-dau-hieu-va-huong-dan-cach-ngat-cac-con-dau-that-nguc-body-1

Đau thắt ngực không ổn định là gì?

Triệu chứng đau ngực không ổn định thường kéo dài và dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do tình trạng khó thở kéo dài. Cơn đau có thể gia tăng hoặc thuyên giảm thất thường. Ngược lại với cơn đau thắt ngực ổn định, loại cơn đau này thường xuất hiện trong thời gian cơ thể nghỉ ngơi. Ngoài ra triệu chứng này còn kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nôn hoặc vã mồ hôi hoặc mệt mỏi cực kỳ. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng ngực, lan ra cổ tay hoặc xương ức.

Nguyên nhân của đau thắt ngực?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thắt ngực bao gồm cả nguyên nhân do gen di truyền và do lối sống cũng như tuổi tác. Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây để biết cách dự phòng hợp lý :

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và bệnh đau thắt ngực càng tăng
  • Giới tính: nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh đau thắt ngực cao hơn nam giới
  • Do gen di truyền: bệnh đau thắt ngực nói riêng và bệnh lý về tim mạch nói chung thường liên quan đến gen di truyền. Bệnh có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Hút thuốc lá: Đây là tác nhân gây tăng nguy cơ bệnh đau thắt ngực lên hai lần so với thông thường.
  • Bệnh béo phì, mỡ máu, tiểu đường: những bệnh này có xu hướng phá hủy tế bào nội mạc mạch máu, có thể gây tổn thương nghiêm trọng lên mạch vành, là những yếu tố gia tăng nguy cơ đau thắt ngực.
  • Lối sống lười vận động, ít tập thể dục thể thao: lối sống này ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch vành dẫn tới tăng nguy cơ đau thắt ngực.

Tự cắt cơn đau tức ngực ngay lập tức như thế nào?

Thường khi hoạt động quá sức mà bạn cảm thấy có xuất hiện cơn đau tức ngực, bạn nên ngồi nghỉ ngơi ngay lập tức, có thể tìm chỗ thoáng mát để ngồi nghỉ ngơi 1-2 phút cơn đau sẽ biến mất. Bên cạnh đó khi nghỉ ngơi chú ý giữ đầu thư giãn và thoải mái, hai tay buông thõng và thả lỏng, tập trung chú ý vào hơi thở, thở thật đều. Có thể thở chỉ cần thở thật đều, không cần cố gắng thở quá sâu, hãy cố gắng duy trì thở nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy bớt đau tức ngực.

Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch để thăm khám và có phương án điều trị dự phòng khi cơn đau xảy ra bất ngờ. Thông thường bác sĩ có thể sẽ chỉ định việc luôn giữ sẵn trong túi áo thuốc Nitroglycerin, phòng trường hợp cơn đau ngực bất thường.

Điều trị cơn đau thắt ngực?

vicare.vn-dau-hieu-va-huong-dan-cach-ngat-cac-con-dau-that-nguc-body-2

Biện pháp chung để điều trị đau thắt ngực

  • Tập thể lực phù hợp theo khả năng gắng sức của bệnh nhân 40-60 phút/ ngày, tất cả các ngày.
  • Thay đổi chế độ ăn lành mạnh: giảm thiểu mỡ, ăn nhạt, ăn chế độ thực đơn cân bằng, ưu tiên ăn nhiều rau, củ, hoa quả và các chất xơ..
  • Tránh dùng các thuốc Nsaid loại anti-COX 2 để tránh gây bệnh lên tim
  • Kiểm soát tốt cân nặng, nồng độ cholesterol trong máu, lipid máu , huyết áp và tình trạng đường huyết.
  • Nên hỏi ý kiến của bác sĩ về trường hợp cơn đau tim xuất hiện khi quan hệ tình dục để có phương án dùng thuốc hợp lý.
  • Theo phác đồ thông thường, đau thắt ngực thường được điều trị bằng thuốc, can thiệp động mạch vành hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân.
  • Dùng thuốc như thế nào và thời gian điều trị tùy thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Các thuốc gồm các thuốc hỗ trợ điều trị cơn đau thắt ngực thường gồm thuốc nitroglycerin, thuốc hạ lipid máu, thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển. Phương pháp sử dụng thuốc có tác dụng khá cao trong việc giảm bớt cơn đau thắt ngực, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Can thiệp động mạch vành: phương pháp can thiệp để mở rộng mạch vành bị hẹp. Để tăng cường lượng máu nuôi dưỡng cho tim bác sẽ dùng một bóng nâng mạch vành và một thanh kẹp để giữ cho lòng ống mạch không bị co hẹp lại. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực.
  • Phẫu thuật can thiệp bác sĩ thường sử dụng để điều trị như phẫu thuật nối chủ vành. Bên cạnh đó một số phương pháp mới như mổ với tim vẫn đập, mổ nội soi, mổ với cánh tay robot cũng hứa hẹn mang lại kết quả cao cho những bệnh nhân bị đau thắt ngực.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu cơn đau thắt ngực và những điều cần lưu ý
  • Nguyên nhân nào gây ra những cơn đau thắt ngực không ổn định?