Dấu hiệu và cách điều trị bệnh tràn khí màng phổi áp lực

Tràn khí màng phổi áp lực là bệnh lý nguy hiểm thường xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là tình trạng xuất hiện khí bên trong màng phổi. Vậy tràn khí màng phổi áp lực là gì? Đâu là dấu hiệu và cách điều trị bệnh tràn khí màng phổi áp lực? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh tràn khí màng phổi áp lực Dấu hiệu và cách điều trị bệnh tràn khí màng phổi áp lực

Tràn khí màng phổi áp lực là bệnh lý nguy hiểm thường xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là tình trạng xuất hiện khí bên trong màng phổi. Vậy tràn khí màng phổi áp lực là gì? Đâu là dấu hiệu và cách điều trị bệnh tràn khí màng phổi áp lực? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tràn khí màng phổi áp lực là gì?

Màng phổi chúng ta gồm 2 lá là lá thành và lá tạng. Giữa 2 lá là khoang màng phổi. Bình thường trong khoang màng phổi có áp lực âm (không có không khí), chỉ có một ít dịch sinh lý bình thường để màng phổi hoạt động dễ dàng, trơn tru. Tuy nhiên, vì lý do chấn thương gây rách màng phổi hay các bệnh lý ở phổi mà không khí từ phổi hoặc từ bên ngoài cơ thể có thể đi vào màng phổi, gây tình trạng tràn khí màng phổi áp lực.

Dấu hiệu và cách nhận diện tràn khí màng phổi áp lực

vicare.vn-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-tran-khi-mang-phoi-ap-luc-body-1

Tràn khí màng phổi áp lực có các dấu hiệu điển hình là độ lệch của khí quản ngược với bên phổi bị tăng áp lực. Ngực của bệnh nhân dãn nở rộng, gõ vang, âm phổi giảm. Nhìn kỹ sẽ thấy lồng ngực ít chuyển động theo nhịp thở. Đồng thời, áp lực tĩnh mạch ở trung tâm thường sẽ tăng lên nhưng lại duy trì bình thường hoặc thấp ở các mao mạch xa.

Cũng có thể nhận diện tình trạng tràn khí màng phổi qua các triệu chứng như đau ngực đột ngột, cảm giác tức ngực, khó thở, da trở nên xanh tím do thiếu oxy, nhịp tim nhanh, mạch yếu, giảm ý thức, giảm tỉnh táo.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số trường hợp bệnh nhân tràn khí màng phổi áp lực có thể diễn tiến âm thầm, đặc biệt là khi bị tràn khí áp lực dương. Trường hợp này, các triệu chứng như tụt huyết áp, nhịp tim nhanh và tăng áp suất đường thở có thể đến ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Riêng với trường hợp bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do chấn thương thì âm phổi và gõ ngực khó có thể nhận diện được bệnh.

Do đó, nếu có các dấu hiệu nghi ngờ thì bệnh nhân nên chủ động đi khám và chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, soi màng phổi vì các phương pháp này có thể nhận diện chính xác các dấu hiệu của bệnh như độ lệch của khí quản ngược bên với phổi bên bị tăng áp lực, sự di lệch của trung thất hay sự thay đổi hình dạng cơ hoành.... Qua đó, bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nếu cần.

Cách điều trị tràn khí áp lực màng phổi

Tràn khí màng phổi áp lực nói riêng và tràn khí màng phổi nói chung có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy hô hấp, tràn khí dưới da và nguy hiểm nhất là tràn khí màng phổi trung thất. Bởi tràn khí màng phổi trung thất có thể đè ép lên tim gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng người bệnh.

Vì vậy, mục tiêu trước mắt và quan trọng nhất khi điều trị tràn khí màng phổi áp lực là giảm bớt áp lực của màng phổi. Hiện có 3 phương pháp giảm áp lực màng phổi chính là chọc hút khí màng phổi, dẫn lưu màng phổi và phẫu thuật nội soi. Trong đó:

  • Chọc hút khí màng phổi

Khi tiến hành cách giảm áp lực màng phổi này bác sĩ sẽ dùng bơm kim tiêm hoặc máy hút để chọc hút khí khoang màng phổi. Đây là biện pháp đơn giản nhưng không triệt để, chỉ được dùng trong cấp cứu hoặc với các trường hợp tràn khí nặng mà chưa thể tiến hành dẫn lưu hay phẫu thuật.

  • Dẫn lưu màng phổi

Bác sĩ có thể sử dụng các ống dẫn lưu ngực chuyên dụng và máy hút liên tục. Việc dẫn lưu màng phổi để điều trị tràn khí màng phổi cần đảm bảo nguyên tắc kín, một chiều, triệt để và vô trùng tuyệt đối. Hiện phương pháp này đang được dùng để điều trị, cấp cứu hoặc áp dụng trước khi phẫu thuật.

  • Phẫu thuật nội soi

Người bị tràn khí màng phổi có thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả cao, ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn và có khả năng xử lý triệt để tình trạng tràn khí màng phổi.

Bằng phẫu thuật nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu, kẹp các tổn thương rách nhu mô và các bóng khí, kén khí gây tràn khí màng phổi. Nếu có quá nhiều bóng khí thì có thể sẽ cắt phần phổi có các bóng khí đó. Đặc biệt, trong phẫu thuật các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật gây dính màng phổi để hạn chế bệnh tái phát.

Trường hợp bệnh nhân bị tràn khí màng phổi áp lực tái phát nhiều lần, tràn khí do những kén khí khổng lồ, bệnh gây các biến chứng nhiễm khuẩn hoặc áp xe thì bác sĩ có thể chỉ định nội soi phẫu thuật thùy phổi.

Những điều cần chú ý sau điều trị tràn khí màng phổi

vicare.vn-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-benh-tran-khi-mang-phoi-ap-luc-body-2

Sau điều trị, người bị tràn khí màng phổi áp lực cần quan tâm nhiều hơn đến những khuyến cáo của bác sĩ, chế độ ăn uống, tập luyện và giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tốt nhất hãy:

  • Dùng thuốc, tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, giữ liên lạc với bác sĩ chuyên khoa để hỏi ý kiến ngay nếu có dấu hiệu bất thường và các vấn đề chưa rõ.
  • Nên nhanh chóng trở lại với chế độ ăn uống bình thường (đủ bữa, đủ lượng thức ăn). Thực hiện ăn uống đa dạng, có thể ăn thêm bữa bổ sung chứ không kiêng khem.
  • Duy trì tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ hàng ngày, mỗi lần 20 - 30 phút. Mỗi lần tập nên kết hợp với tập thở nhưng không nên gắng sức.
  • Cần phòng các bệnh liên quan đến phổi bằng cách luôn chủ động giữ ấm, tránh để cơ thể nhiễm lạnh và vệ sinh răng miệng tốt.

Xem thêm:

  • Nóng người, tức ngực sau khi điều trị tràn khí phổi phải làm sao?
  • Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của tràn khí màng phổi