Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối cho mẹ an tâm

Ba tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn cuối cùng của bé yêu trong bụng mẹ trước khi chào đời. Các dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối cho mẹ an tâm Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối cho mẹ an tâm

Ba tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn cuối cùng của bé yêu trong bụng mẹ trước khi chào đời. Các dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối

Vào ba tháng cuối của thai kỳ tức là giai đoạn từ tuần 26 cho đến tuần thứ 40, cân nặng của thai nhi thường tăng nhanh, cân nặng của bé phụ thuộc vào các yếu tố chính:

  • Yếu tố di truyền: vóc dáng và cân nặng của mẹ trước khi mang bầu. Mỗi thai phụ sẽ có cân nặng trước khi sinh khác nhau, do đó, vào 3 tháng cuối sự phát triển của mỗi thai nhi sẽ khác nhau tùy vào thể trạng của mẹ.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: nếu mẹ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu mẹ không bổ sung được các chất dinh dưỡng cần thiết thì mẹ có thể sẽ bị thiếu chất, nhẹ cân.
  • Tăng đủ cân trong thai kỳ: mẹ bầu cần tăng đủ cân trong thai kỳ, nếu mẹ tăng quá ít hoặc không tăng đủ cân sẽ có khả năng sinh con ra bị thiếu cân.
  • Số lượng thai: các mẹ có mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng của từng bé sẽ thường nhẹ hơn so với các mẹ mang đơn thai.
  • Bệnh lý của mẹ: các bệnh lý như thừa cân, béo phì, đái tháo đường thai kỳ cũng có thể làm ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
  • Tuổi của mẹ khi mang thai.

2. Những thay đổi của mẹ trong 3 tháng cuối

vicare.vn-dau-hieu-thai-phat-trien-tot-trong-3-thang-cuoi-cho-me-tam-body-1
  • Cơ thể của mẹ lúc này sẽ to hơn, bụng đã lên cao hơn và nhô ra nhiều hơn khiến cho mẹ bầu khó thở sâu được như giai đoạn trước. Giai đoạn này bạn đã cảm thấy cồng kềnh hơn, khó thở, phù.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ cũng là giai đoạn mẹ bầu có nguy cơ rủi ro ở mức độ cao nhất về tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, chảy máu hoặc các vấn đề về lượng nước ối đều có khả năng xảy ra. Vì vậy trong 3 tháng cuối mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra để biết được tình hình của bản thân mình cũng như kiểm soát được tình hình phát triển của bé.

3. Dấu hiệu thai phát triển tốt trong 3 tháng cuối cho mẹ an tâm

  • Thai nhi tuần thứ 26.

Tại tuần thai này, thai nhi nặng khoảng 900 gram.

Đầu bé đã có tỷ lệ tương xứng với cơ thể và trông gần giống như bình thường. Có rất nhiều sự phát triển của não bé diễn ra trong quá trình ngủ và cũng từ tuổi thai này, bé đã bắt đầu có giấc ngủ REM ( Rapid Eye Movement- giấc ngủ có động mắt nhanh).

  • Thai nhi tuần thứ 27.

Sang tuần này em bé đã nặng thêm 300-400 gram so với tuần trước.

Phần lớn thời gian bé sẽ ngủ để tiết kiệm năng lượng và tích lũy mỡ cần thiết cho cơ thể.

Lúc này phổi của bé đã có thể tự thở oxy nhưng vẫn còn rất yếu ớt. Không gian di chuyển cho bé đã bị thu hẹp lại và bé có thể vặn vẹo khi mẹ bầu ở một tư thế mà bé không thích.

Tuần thai này mẹ bầu nên nằm nghiêng, lót một chiếc gối mềm dưới bụng sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Mẹ bầu cũng có thể xuất hiện sữa non trong giai đoạn này, nếu có thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch đầu ti mỗi khi tắm để tránh nhiễm khuẩn, không nên nặn sữa hoặc sờ nắn đầu ti sẽ gây kích thích co bóp tử cung, có thể dẫn đến sinh non.

  • Thai nhi tuần thứ 29.

Phổi và hệ cơ tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. hộp sọ của bé cũng to ra để não có diện tích phát triển được nhanh hơn.

Do sự phát triển nhanh và toàn diện của bé nên giai đoạn này bé cần nhiều protein, vitamin C, acid folic và sắt.

Hệ xương của bé cũng tăng trưởng nhanh hơn, do đó bé cần nhiều canxi cho việc phát triển vỏ não của bé mỗi ngày.

Giai đoạn này bé nặng khoảng hơn 1100 gram và dài khoảng 38.6 cm.

  • Thai nhi tuần thứ 30.

Phần lớn thời gian bé sẽ ngủ, khi bé thức mẹ bầu có thể cảm nhận bụng mình di chuyển theo những chuyển động của bé.

Giai đoạn này bé nặng khoảng 1300 gram và dài chưa đầy 40cm.

Da của bé giờ đây đã bớt trong hơn và trông giống da của một em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da cũng đã bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp.

  • Thai nhi tuần thứ 31.

Thính giác của em bé ở giai đoạn này đã thực sự phát triển. Sẽ không bất ngờ nếu em bé có thể “ nhảy” lên khi nghe một âm thanh to và bé hoàn toàn có thể di chuyển theo một giai điệu mà bé yêu thích.

Em bé cũng có thể quay đầu từ bên này sang bên kia.

Lớp lông tơ bao phủ trên cơ thể bé đã được rụng hết, lớp mỡ dưới da tiếp tục được hình thành thêm.

Giai đoạn này, mỗi ngày em bé sẽ đi tiểu khoảng 2 ly chất lỏng vào nước ối của mẹ.

Trọng lượng của bé lúc này khoảng 1400 gram và dài khoảng 46 cm.

Não của bé được đánh giá là hoạt động tích cực nhất và phát triển nhanh nhất tại tuổi thai này. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ đang được tiến hành với tốc độ nhanh . Em bé đang xử lý thông tin, theo dõi ánh sáng và có thể nhận được tín hiệu từ cả 5 giác quan.

vicare.vn-dau-hieu-thai-phat-trien-tot-trong-3-thang-cuoi-cho-me-tam-body-2
  • Thai nhi tuần thứ 32.

Các móng tay của em bé đã mọc và phát triển đầy đủ hết, móng chân thì dài ra thêm một chút cho đến tận thần thứ 36.

Tất cả các cơ quan của bé đã phát triển đầy đủ, trừ phổi. Lúc này em bé hít nước ối vảo để tập thở.

Em bé sẽ dành từ 90-95% để ngủ.

Em bé sẽ có cân nặng khoảng 1800.

  • Thai nhi tuần thứ 34.

Lúc này bé đã tròn trịa và đạt kích thước gần bằng lúc sau sinh. Nhờ vào lớp mỡ dưới da mà thân nhiệt của bé đã được ổn định hơn nếu ra môi trường bên ngoài.

Cân nặng của bé vào tuần thai này khoảng 2100 gram và dài khoảng 45.72 cm.

  • Thai nhi tuần thứ 36.

Cơ thể bé đã đầy đặn và tròn trịa, lông tơ bao quanh cơ thể đã rụng gần hết.

Lúc này bé dài khoảng 46 cm và nặng khoảng 2500 gram.

  • Thai nhi tuần thứ 38.

Tuần thai này, mọi cơ quan đã sẵn sàng cho việc hoạt động đúng chức năng ra môi trường bên ngoài, thậm chí bé còn có thể chụp, nắm bằng bàn tay của mình.

Bé nặng khoảng 3000 gram và dài khoảng 49.53 cm. Từ tuần thai này trở đi bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào.

  • Thai nhi tuần thứ 40.

Ngày dự sinh của mẹ đã đến, lúc này bé có thể đạt được chiều dài tối đa khoảng 53 cm và cân nặng có thể dao động từ khoảng 3400 gram đến 36000 gram.

Cuối quý 3 thì bé đã có đủ lông mi và lông mày, có thể có tóc phủ toàn bộ da đầu, móng tay và móng chân cũng đã hoàn thiện.

Xem thêm:

  • Cân nặng thai nhi ở tuần tuổi thứ 27
  • Mang thai 32 tuần là tháng thứ mấy?
  • Nên và không làm gì khi mang thai ở tuần thứ 30?