Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 mà bạn cần biết

Thai chết lưu gây sốc cả về sức khỏe lẫn tâm lý của bà mẹ mang thai. Thai chết lưu thường xảy ra ở tuần 20 (tháng thứ 5) của thai kỳ. Dưới đây là các dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 - các bà mẹ cần đọc để tự theo dõi và bảo vệ sức khỏe của mình cũng như thai nhi.

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 mà bạn cần biết Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 mà bạn cần biết

Thai chết lưu là gì?

Tình trạng mất em bé ở tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ được gọi là thai chết lưu. Trước tuần thứ 20, nó thường được gọi là sẩy thai .

Thai chết lưu cũng được phân loại theo thời gian mang thai:

  • 20 đến 27 tuần: thai chết sớm
  • 28 đến 36 tuần: thai chết lưu
  • Sau 37 tuần: sinh non

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ước tính có khoảng 24.000 thai chết lưu mỗi năm tại Hoa Kỳ.

vicare.vn-dau-hieu-thai-chet-luu-thang-thu-5-ma-ban-can-biet-body-1

Một số nguyên nhân của thai chết lưu

Mang thai và các biến chứng chuyển dạ

Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm cho em bé trước khi sinh như:

  • Sinh non , có khả năng gây ra bởi các biến chứng trong thai kỳ
  • Mang thai kéo dài hơn 42 tuần
  • Sinh đôi hay ba
  • Tai nạn hoặc chấn thương khi mang thai

Vấn đề nhau thai

Nhau thai cung cấp cho em bé oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu, vì vậy bất cứ điều gì can thiệp vào nhau thai đều khiến em bé gặp nguy hiểm. Các vấn đề về nhau thai được cho là nguyên nhân gây ra 1/4 số thai chết lưu.

Những vấn đề về nhau thai có thể bao gồm như lưu lượng máu kém, viêm và nhiễm trùng nhau thai. Ngoài ra, tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu.

Dị tật bẩm sinh và các nguy cơ khác ở trẻ

Theo ước tính của Viện Sức khoẻ Trẻ em và Phát triển Con người khoảng 1 trong số 10 thai chết lưu có thể là do các khuyết tật bẩm sinh. Những khuyết tật này có thể là:

  • Hạn chế sự phát triển của thai nhi
  • Do di truyền
  • Không tương thích Rh
  • Khiếm khuyết về cấu trúc

Khiếm khuyết về di truyền xảy ra ngay khi thụ thai và các dị tật bẩm sinh khác có thể là do yếu tố môi trường.

Với các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng có thể khiến em bé không thể sống sót và dẫn đến thai chết lưu

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở mẹ, em bé hoặc nhau thai có thể dẫn đến thai chết lưu. Nhiễm trùng được coi là nguyên nhân phổ biến gây thai chết lưu ở trước tuần thứ 24.

Nhiễm trùng có thể phát triển bao gồm:

  • Cytomegalovirus (CMV)
  • Mụn rộp sinh dục
  • Bệnh Listeriosis
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh Toxoplasmosis

Vấn đề về dây rốn

Nếu dây rốn bị thắt hoặc bị vắt chéo thì em bé sẽ không thể nhận đủ oxy. Các vấn đề về dây rốn là nguyên nhân gây thai chết lưu thường xảy ra vào giai đoạn muộn của thai kỳ.

Sức khỏe của người mẹ

Sức khỏe của người mẹ có thể góp phần vào việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Hai tình trạng sức khỏe thường phát sinh vào cuối giai đoạn mang thai thứ 2 và đầu giai đoạn mang thai thứ 3 là tiền sản giật và huyết áp cao mãn tính .

Những bệnh khác có thể ảnh hưởng đến trẻ là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Lupus
  • Béo phì
  • Huyết khối
  • Rối loạn tuyến giáp
vicare.vn-dau-hieu-thai-chet-luu-thang-thu-5-ma-ban-can-biet-body-2

Các dấu hiệu và triệu chứng khi xảy ra thai chết lưu tháng thứ 5

Bạn có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đến khi thai chết lưu. Tuy nhiên khi gặp một số dấu hiệu và triệu chứng như chuột rút, đau hoặc chảy máu từ âm đạo hay em bé của bạn ngừng di chuyển thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, cấp cứu kịp thời

Khi bạn mang thai đến tuần thứ 26 đến 28, bạn có thể bắt đầu đếm nhịp đạp/đá/di chuyển hàng ngày. Tất cả các bé đều khác nhau, vì vậy bạn cần biết được tần suất mà bé sẽ di chuyển trong ngày. Để đếm những lần di chuyển của bé bạn hãy nằm nghiêng về bên trái và đếm những cú đá, lăn, và thậm chí là rung của bé. Ghi lại số phút bé cần để di chuyển 10 lần. Lặp lại điều này mỗi ngày cùng một lúc.

Nếu hai giờ trôi qua và em bé của bạn đã không di chuyển 10 lần, hoặc nếu đột nhiên cử động ít hơn nhiều, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ của thai chết lưu

Thai chết lưu có thể xảy ra với bất kỳ ai khi họ mang thai, nhưng các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ gây thai chết lưu có thể bao gồm:

  • Tình trạng sức khỏe không tốt, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Có thai khi từ 35 tuổi trở lên
  • Có thai chết lưu trước đó
  • Trải qua chấn thương hoặc căng thẳng cao khi mang thai
  • Thiếu tiếp cận với chăm sóc y tế trước khi sinh

Sử dụng thuốc lá, cần sa, thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc không theo toa trong khi mang thai có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ thai chết lưu.

Thai chết lưu là một tình trạng đau lòng cho các bậc cha mẹ khi họ mong chờ đứa con của mình lớn lên từng ngày. Với các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ ở trên mong rằng các bậc cha mẹ có thể hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra. Hãy theo dõi liên tục tình trạng của thai nhi để có thể kịp thời ngăn chặn các biến chứng không mong muốn.

Xem thêm:

  • Không thấy thai máy có phải thai bị chết lưu không?
  • Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin có khả năng thai chết lưu thấp hơn 51%
  • Song thai một thai chết lưu