Dấu hiệu rối loạn nhịp tim bạn không nên coi thường

Mỗi ngày, trái tim của chúng ta bơm phải đập hơn 100,000 nhịp để bơm ra khoảng 7.500 lít máu. Mặc dù với cường độ làm việc quá lớn nhưng tim luôn duy trì được nhịp độ làm việc ổn định vào khoảng 60 – 100 lần/phút. Tuy nhiên, khi có một số thay đổi bất thường của cơ thể, nhịp độ làm việc của quả tim đi lệch ra khỏi khoảng ổn định gây ra rối loạn nhịp tim.

Dấu hiệu rối loạn nhịp tim bạn không nên coi thường Dấu hiệu rối loạn nhịp tim bạn không nên coi thường

Mỗi ngày, trái tim của chúng ta bơm phải đập hơn 100,000 nhịp để bơm ra khoảng 7.500 lít máu. Mặc dù với cường độ làm việc quá lớn nhưng tim luôn duy trì được nhịp độ làm việc ổn định vào khoảng 60 – 100 lần/phút. Tuy nhiên, khi có một số thay đổi bất thường của cơ thể, nhịp độ làm việc của quả tim đi lệch ra khỏi khoảng ổn định gây ra rối loạn.

Rối loạn nhịp tim là gì?

Hiện nay, rối loạn nhịp tim được định nghĩa là hiện tượng bất thường về nhịp tim hay còn gọi là nhịp xoang ở người khỏe mạnh. Thông thường, nút xoang sẽ phát ra tín hiệu chỉ huy hoạt động co bóp của tim với tần số nhịp xoang (nhịp tim) trong khoảng 60 - 100 nhịp/phút rất đều đặn. Khi vận động với cường độ cao, tim sẽ hoạt động nhiều để cung cấp oxy cho cơ thể khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường. Một số nghiên cứu cho thấy người càng khỏe mạnh nhịp tim càng thấp, đặc biệt là các vận động viên thể thao nhịp tim thường vào khoảng 40 - 60 nhịp/phút khi nghỉ ngơi.

Nhịp tim còn có sự thay đổi theo lứa tuổi và giới tính. Nhịp tim của trẻ em sẽ nhanh hơn người lớn, nhịp tim của nam giới thường có phạm vi từ 43 - 93 nhịp/phút và nữ giới thường từ 52-94 nhịp/phút.

Khi tần số nhịp tim đo được ngoài khoảng giới hạn trên hay nhịp tim không đều, người ta gọi đó là hiện tượng rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim được phân thành 3 loại: nhịp tim quá nhanh (trên 120 nhịp/phút lúc nghỉ ngơi), nhịp tim quá chậm (dưới 40 nhịp/phút) và nhịp tim không đều (lúc nhanh, lúc chậm và có thể phát hiện qua hình ảnh điện tâm đồ). Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy rằng hiện tượng rối loạn ở nhịp tim thường gặp ở nam giới với tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với nữ giới.

vicare.vn-dau-hieu-roi-loan-nhip-tim-ban-khong-nen-coi-thuong-body-1

Các dấu hiệu rối loạn nhịp tim

Khi tim bị rối loạn nhịp, máu có thể không được cung cấp đủ và sẽ gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Do đó, có thể nhận biết rối loạn nhịp tim qua biểu hiện từ các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên.

  • Hồi hộp, đánh trống ngực: đây là biểu hiện đầu tiên khiến bạn cảm thấy tim hoạt động có sự khác thường. Tim có dấu hiệu đập nhanh, liên tục hoặc bị ngưng lại rồi đập rất mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Ngoài ra, đối với trường hợp nhịp tim chậm hay không đều, người bệnh cũng có thể tự cảm nhận được sự thay đổi này.
  • Khó thở, thở ngắn: là tình trạng thường gặp ở rối loạn nhịp tim khi tim đập quá nhanh. Tuy rằng tim hoạt động nhiều nhưng quá trình này diễn ra quá nhanh khiến cho việc bơm và hút máu không hiệu quá, làm ứ trệ dịch và giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. Điều này làm cho người bệnh khó thở.
  • Chóng mặt: xảy ra khi tim đập quá nhanh hay quá chậm khiến cho việc bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể không hiệu quả. Não là một trong những cơ quan đầu tiên phát ra dấu hiệu. Lưu lượng máu lên não giảm, huyết áp giảm, khiến cho người bệnh cảm thấy chóng mặt, quay cuồng hay tình huống tệ hơn là ngất xỉu.
  • Ngất xỉu: báo hiệu tình trạng rối loạn nhịp tim đã trở nên nặng hơn. Bởi vì lượng máu truyền lên não giảm khiến cho não không được cung cấp đầy đủ oxy. Người bệnh đột ngột mất ý thức và có thể bị chấn thương do va đập khi ngã xuống. Những biểu hiện ngất xỉu do rối loạn nhịp tim còn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm. Do vậy, khi thấy người bệnh bị ngất xỉu cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
  • Đau ngực: đây được coi là triệu chứng của rối loạn nhịp tim nặng và người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành...

Ngoài ra, người bị rối loạn nhịp tim còn có biểu hiện vã mồ hôi và các biểu hiện của tụt huyết áp. Khi nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của hiện tượng rối loạn nhịp tim, người bệnh cần phải được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

vicare.vn-dau-hieu-roi-loan-nhip-tim-ban-khong-nen-coi-thuong-body-2

Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Như đã trình bày ở trên, rối loạn nhịp tim xảy ra khi có sự thay đổi bất thường của cơ thể. Điều này có nghĩa rằng đằng sau hiện tượng rối loạn nhịp tim có thể là nguy cơ mắc một chứng bệnh nguy hiểm nào đó. Dưới đây là một số căn bệnh có khả năng cao gây hiện tượng này:

  • Bệnh tim mạch: bệnh cơ tim, bệnh hẹp van tim, bệnh động mạch vành, suy tim sung huyết, bệnh tim bẩm sinh...
  • Bệnh hệ thống: viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ.
  • Bệnh nội tiết: cường giáp, suy giáp, đái tháo đường.
  • Nhiễm trùng: viêm nội tâm mạch, nhiễm trùng huyết.
  • Rối loạn điện giải.
  • Do tác dụng phụ của thuốc.

Đặc biệt, rất nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không tìm ra căn nguyên gây bệnh nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những biến chứng nặng nề như: suy tim, đột quỵ. Bởi vì khi tim đập quá chậm hay quá nhanh đều làm cho quá trình bơm máu diễn ra không hiệu quả. Máu sẽ ứ đọng ở các ngăn tim và hình thành các cục máu động, đi vào tuần hoàn gây tắc nghẽn động mạch khiến cho người bệnh bị đột quỵ. Thậm chí, rối loạn nhịp tim nặng lúc ngủ cũng có thể gây ra hiện tượng đột tử do ngừng tim đột ngột.

Làm sao để tránh nguy cơ rối loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim nhiều khả năng là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được hiện tượng này thông qua việc điều chỉnh lối sống hằng ngày.

Về chế độ ăn

Cần giảm bớt đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh tim mạch. Các thực phẩm từ cá chứa nhiều omega 3 cũng rất tốt cho tim mạch, đặc biệt là cá biển. Ngoài ra, những sản phẩm từ họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành cũng sẽ hạn chế được các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.

vicare.vn-dau-hieu-roi-loan-nhip-tim-ban-khong-nen-coi-thuong-body-3

Về chế độ sinh hoạt

Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê. Tránh hút thuốc lá và sử dụng ma túy. Hãy cố gắng để cho cơ thể thoải mái, không bị rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Tập luyện thể dục thể thao điều độ, hợp lý cũng là giải pháp tốt giúp cơ thể khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn không nên làm việc quá sức, khiến cho cơ thể hoạt động quá tải gây ra rối loạn.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin cần biết về rối loạn nhịp tim. HoiBenh hy vọng có thể giúp ích và đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.

Xem thêm:

  • Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?
  • Người bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
  • Rối loạn nhịp tim: Dấu hiệu, biến chứng và cách phòng tránh
  • Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim