Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương và cách chăm sóc để mau khỏi

Nhiễm trùng vết thương không chỉ làm vết thương lâu lành mà còn là nguyên nhân chính gây ra hoại tử dẫn đến khó khăn trong việc điều trị và để lại những vết sẹo xấu trên da...do đó việc vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ vết thương luôn cần được chú ý đúng cách.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương và cách chăm sóc để mau khỏi Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương và cách chăm sóc để mau khỏi

Thế nào là nhiễm trùng vết thương?

Nhiễm trùng vết thương là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây ra, trong đó nhiễm trùng vết thương thường do vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus gây ra. Cơ chế bình thường của cơ thể đó là liền sẹo và tự khỏi sau khi bị thương. Thế nhưng, khi vết thương không được bảo vệ, vệ sinh sạch sẽ các vùng da xung quanh sẽ bị tổn thương là nguy cơ lớn khiến vết thương bị nhiễm trùng. Lúc này vết thương bị vi khuẩn xâm nhập, quá trình lành vết thương sẽ bị cản trở, vết thương trở nên nặng hơn thậm chí còn có thể làm nhiễm trùng máu, bệnh uốn ván ảnh hưởng tới tính mạng của nạn nhân.

Những biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân. Nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành, không lành được. Điều này gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Những biến chứng toàn thân của việc nhiễm trùng vết thương có thể gây ra như: nhiễm khuẩn da hoặc dưới da, nhiễm trùng xương hoặc tủy xương hoặc nhiễm khuẩn huyết.

vicare.vn-dau-hieu-nhiem-trung-vet-thuong-va-cach-cham-soc-de-mau-khoi-body-1

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương

  • Vết thương có hiện tượng đau tăng dần: Ngay sau khi bị thương các vết thương sẽ bị đau, thế nhưng với sự chống lại giữa các tế bào bạch cầu chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và sau đó cơn đau sẽ giảm dần. Vì vậy khi vết thương của bạn không có dấu hiệu giảm đau, sưng trong thời gian khoảng 2-3 ngày sau khi bị thương nghĩa là vết thương của bạn có khả năng đã bị nhiễm trùng.
  • Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng và phù nề: Thông thường những dấu hiệu sưng đỏ quanh vết thương chỉ là một phản ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi sinh vật. Thế nhưng, nếu vết thương của bạn có hiện tượng sưng và phù kéo dài sau 4- 6 ngày bị thương thì đó là dấu hiệu cho thấy vết thương đang bị nhiễm khuẩn.
  • Có dịch tiết ra từ vết thương: Đây là hiện tượng được giải thích do sự đào thải vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết trong quá trình chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, chất dịch này sẽ xuất hiện ít với những vết thương bình thường còn đối với các vết thương bị nhiễm trùng thì chất dịch này tiết ra nhiều và diễn ra hàng ngày.
  • Vết thương và dịch tiết có mùi hôi:Khi mùi hôi xuất hiện ở vết thương có nghĩa là vết thương đã có dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và hoại tử. Vì vậy, khi có dấu hiệu này bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để có cách điều trị vết thương nhiễm trùng kịp thời.
  • Sưng hạch: Hạch đóng vai trò trong cơ chế đề kháng của cơ thể với vi khuẩn. Nếu xuất hiện hiện tượng đỏ và hạch sưng trên cơ thể có nghĩa là vết thương của bạn đang bị xâm nhiễm từ vi khuẩn và đang bị nhiễm trùng.
  • Sốt cao kèm mệt mỏi: Khi xuất hiện những dấu hiệu trên kèm theo cơ thể sốt cao 38.5- 40 độ C, nên đến ngay các trung tâm y tế để có sự can thiệp kịp thời và có được phương pháp điều trị đúng cách kèm các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
vicare.vn-dau-hieu-nhiem-trung-vet-thuong-va-cach-cham-soc-de-mau-khoi-body-2

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, cách chăm sóc và điều trị?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương như:

  • Cơ thể bệnh nhân lưu thông máu kém
  • Bệnh nhân có mắc chứng bệnh tiểu đường
  • Bị béo phì
  • Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân bị ức chế hoặc bị suy giảm
  • Bị suy dinh dưỡng
  • Vết thương không được chăm sóc, bảo vệ, vệ sinh kém
  • Những bệnh nhân không vận động được hoặc giảm khả năng vận động cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng xuất hiện.

Đối với các vết thương bị nhiễm trùng nặng, không nên xử lý tại nhà mà cần có sự can thiệp của nhân viên y tế. Trong trường hợp vết thương nhiễm trùng nhẹ bạn có thể xử lý như sau:

  • Vệ sinh, sát trùng rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý (0,9%), không nên rửa vết thương bằng cồn hoặc dung dịch oxy già, vì những dung dịch này có thể làm chết các tế bào mới hình thành và làm vết thương lâu lành hơn.
  • Băng vết thương để bảo vệ và giúp vết thương nhanh lành.

Tùy theo vết thương nặng hay nhẹ khác nhau để có những phương pháp điều trị vết thương hợp lý. Cần làm sạch các vết thương, nếu vết thương được khâu thì cần gỡ bỏ chúng. Khi phát hiện dị vật trong vết thương thì cần gắp bỏ dị vật ra ngoài. Sử dụng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng.

Xem thêm:

  • Nhiễm trùng vết mổ: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau phẫu thuật
  • Dịch mũi màu xanh cảnh báo bệnh nhiễm trùng
  • Biện pháp khắc phục các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên