Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng rất thường xảy ra. Tuy không phải là vấn đề đe dọa sức khỏe nghiêm trọng nhưng tình trạng này lại khiến em bé khó chịu và quấy khóc nhiều. Các bậc cha mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng? HoiBenh sẽ gợi ý cho các phụ huynh một số giải pháp hữu hiệu qua bài viết sau đây.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng rất thường xảy ra. Tuy không phải là vấn đề đe dọa sức khỏe nghiêm trọng nhưng tình trạng này lại khiến em bé khó chịu và quấy khóc nhiều. Các bậc cha mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng? HoiBenh sẽ gợi ý cho các phụ huynh một số giải pháp hữu hiệu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Trẻ em bị đầy hơi chướng bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời, khi hệ tiêu hóa vẫn đang từng bước trưởng thành. Tình trạng này cũng sẽ lặp lại khi trẻ 6 – 12 tháng, giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ đang làm quen với rất nhiều loại thực phẩm, bắt đầu quá trình ăn dặm.

Khi bị đầy hơi chướng bụng, trẻ sơ sinh thường biểu hiện bằng cách co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng, quấy khóc mà không rõ lý do. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ nuốt vào quá nhiều không khí khi bú mẹ hoặc bú bình, bú quá nhiều cùng một thời điểm. Bên cạnh đó trẻ khóc nhiều cùng khiến không khí bị nuốt vào dạ dày tạo ra những vùng khí hơi gây chướng bụng.

vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-tre-so-sinh-bi-day-hoi-chuong-bung-body-1

Trẻ sơ sinh không tiêu hóa được các protein trong thực phẩm và sữa

Hệ tiêu hóa của trẻ còn quá non yếu, không xử lý được một số loại protein được cung cấp từ thức ăn của mẹ hoặc từ sữa mẹ. Trẻ bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên bị đầy hơi chướng bụng có khả năng do cơ thể trẻ không tiêu hóa được đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, do lượng men lactase trong cơ thể không đủ.

Mặt khác, tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh cũng xảy ra khi người mẹ không biết cách cân bằng giữa lượng sữa đầu và sữa sau khi cho con bú. Mẹ thường quá vội vàng đổi bên ngực, khi bé chưa bú hết sữa bên này đã vội đổi sang bên kia, khiến trẻ bú quá nhiều sữa đầu - lớp sữa chứa nhiều đường lactose gây đầy hơi chướng bụng.

Trẻ bị ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ

Khi cho con bú, những gì người mẹ ăn vào sẽ tác động gián tiếp đến bé. Người mẹ ăn nhiều thức ăn có khả năng gây đầy hơi thì em bé cũng có thể sẽ bị đầy hơi. Ví dụ một vài loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng bao gồm: các loại đậu, bông cải (trắng và xanh), bắp cải, bắp cải nhí, yến mạch, bơ, mận và mận khô, cam, chanh, lê, đào...

Do đó khi thấy trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng, người mẹ nên kiểm tra lại bữa ăn gần nhất của mình gồm những thực phẩm gì và theo dõi sau đó. Nếu tình trạng tương tự xảy ra khi mẹ ăn một loại thức ăn nào đó, người mẹ nên chú ý hạn chế ăn liên tục và giảm bớt về số lượng. Không cần thiết loại bỏ hoàn toàn món ăn này khỏi chế độ ăn uống của mẹ hoặc của trẻ sau này vì có thể khiến trẻ bị thiếu chất.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

  • Ợ hơi: cũng như người lớn, ợ hơi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để loại bỏ không khí tồn tại trong dạ dày. Đây là một phản ứng có lợi. Tuy nhiên khi trẻ sơ sinh ợ hơi quá mức có thể là dấu hiệu đầy hơi chướng bụng.
  • Nôn trớ: biểu hiện phổ biến ở hầu hết các trẻ em ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường nôn trớ kết hợp với ợ hơi trong lúc bú hoặc ngay sau khi bú xong. Đa số trường hợp này là bình thường khi trẻ bú quá nhiều và quá nhanh, tuy nhiên cũng không loại trừ tình huống đầy hơi chướng bụng gây nôn trớ.
vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-tre-so-sinh-bi-day-hoi-chuong-bung-body-2
  • Bụng to, chướng bụng: không khí tồn tại quá nhiều trong dạ dày và ruột làm tăng áp lực bên trong các cơ quan gây khó chịu, bụng to lên và cảm giác chướng bụng hoặc đau thắt ngực khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.
  • Trẻ xì hơi nhiều và liên tục: bình thường trẻ sơ sinh có thể xì hơi từ 15-20 lần/ngày, khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng sẽ xì hơi nhiều hơn.
  • Quấy khóc nhiều: khi trẻ sơ sinh khóc thể hiện sự đòi hỏi một cái gì đó hoặc trẻ đang khó chịu, không loại trừ nguyên nhân đầy hơi chướng bụng khiến trẻ đột nhiên quấy khóc nhiều hơn bình thường. Hãy chú ý đến những biểu hiện thường ngày của trẻ để nhận ra sự bất thường.
  • Trẻ không chịu ngủ hoặc ngủ không yên giấc

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao để giảm khó chịu

Cho trẻ ợ hơi

Với trẻ bú mẹ hoặc bú bình đều nuốt phải không khí thừa, mẹ cần cho bé ợ hơi thường xuyên để đẩy bớt khí ra ngoài bằng nhiều tư thế khác nhau.

Cho trẻ ngồi tựa bụng vào tay mẹ, vỗ nhẹ vào lưng dưới của trẻ trong 1 phút, giúp tạo áp lực lên bụng từ đó ép khí bên trong đi ra ngoài. Hoặc mẹ có thể bế trẻ đứng lên, đầu trẻ tựa vào vai mẹ, đi nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút để không khí bên trong dạ dày trẻ tích tụ lại và tạo thành ợ hơi.

Cho trẻ ợ hơi cũng rất tốt trong trường hợp trẻ hay nôn trớ, ọc sữa... Thời điểm ợ hơi thích hợp là lúc chuyển từ bên bầu ngực bên này sang bầu ngực bên kia hoặc khi trẻ bú được phân nửa bình sữa.

vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-tre-so-sinh-bi-day-hoi-chuong-bung-body-3

Massage bụng trẻ sơ sinh

Sử dụng 3 ngón tay ấn nhẹ lên bụng và giữ lực ấn đồng thời di chuyển ngón tay theo chiều kim đồng hồ, lặp lại nhiều lần và liên tục giúp kích thích ruột đào thải hơi thừa.

Cho trẻ tập động tác đạp xe đạp

Cha mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, cầm hai cổ chân bé nhẹ nhàng và chuyển động như đạp xe đạp. Ngoài việc giúp ích cho trẻ bị đầy hơi chướng bụng, động tác này còn chống táo bón cho trẻ sơ sinh.

Sử dụng men tiêu hóa hoặc thuốc

Tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa nhi trước khi cho bé sử dụng men tiêu hóa hoặc thuốc chống đầy hơi, tuy nhiên biện pháp này không phát huy hiệu quả khi trẻ bị quá tải hấp thu lactose.

Đổi bình sữa cho trẻ

Với trẻ sơ sinh bú bình bị đầy hơi chướng bụng, cha mẹ nên cân nhắc thay đổi bình sữa cho trẻ, chọn sản phẩm hỗ trợ trẻ, không cần sử dụng lượng hơi quá nhiều khi mút, tránh nuốt không khí vào bùng.

Tư thế bú thích hợp

Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên bế nghiêng một góc 45 độ, đầu và miệng trẻ ở cao hơn bụng. Với trẻ bú bình, vẫn bế nghiêng trẻ như bú mẹ, giữ cho miệng bình sữa hướng xuống, không để không khí lọt vào vùng núm vú.

Tư thế nằm sấp

Nằm sấp và để đầu trẻ nghiêng sang một bên, tránh làm cho trẻ khó thở, tư thế này giúp gia tăng áp lực tự nhiên lên vùng bụng, đẩy không khí ra ngoài qua miệng (ợ hơi) hoặc hậu môn (xì hơi).

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không?
  • Nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị đau bụng
  • Trẻ ăn dặm bị đau bụng, tiêu chảy phải làm sao?