Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Nguồn sữa mẹ phong phú có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vài lý do không thể cho trẻ bú một cách trực tiếp, các mẹ đã vắt sữa ra bình. Vì thế, các mẹ bỉm sữa cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và từ đó biết cách bảo quản đúng.

Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Một số dấu hiệu giúp các mẹ dễ dàng nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Thường thì sữa sẽ được cất giữ trong tủ lạnh nhưng nếu trong quá trình bảo quản không đúng cách sẽ khiến sữa mẹ bị hỏng và gây ảnh hưởng tới trẻ khi cho bú.

  • Dấu hiệu đầu tiên là khi lấy bình sữa ra ngửi thử thì thấy sữa mẹ có mùi hôi tanh, không được thơm ngon, nguyên chất như ban đầu.
  • Nếu nếm thử mà thấy sữa mẹ sẽ có vị khác lạ thì có thể sữa mẹ cũng đã bị hỏng và không nên cho trẻ bú.
  • Trong sữa mẹ có cả chất béo nên hay có váng sữa, chất béo này được hòa tan khi lắc đều, vẫn có thể dùng được. Khi thấy sữa nổi váng bất thường, vón cục thì chắc chắn rằng sữa cũng đã bị hỏng.
  • Túi sữa đông lạnh sau khi rã đông nếu có cặn trắng do được bảo quản trong một thời gian dài cũng không nên sử dụng cho trẻ vì chất lượng sữa đã không còn được đảm bảo cũng như không còn dinh dưỡng, vì vậy không tốt cho trẻ hoặc khi trẻ bú dễ bị mắc các bệnh liên quan về đường tiêu hóa.
  • Mặc dù bé quấy khóc đòi bú nhưng khi bú, bé bú lơ là hoặc đẩy ra không bú nữa và luôn tỏ vẻ khó chịu, thái độ không hợp tác giống như thường ngày thì các mẹ nên kiểm tra lại sữa xem có bị hỏng không.
vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-sua-me-bi-hong-body-2
Một số dấu hiệu giúp các mẹ dễ dàng nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ khi cho trẻ bú sữa bị hỏng

Hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn bú sữa rất yếu, sức đề kháng kém. Nếu không cẩn thận mà trẻ bú sữa mẹ bị hỏng sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến một số hậu quả như tiêu chảy, co thắt dạ dày, đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, khó chịu, quấy khóc hoặc nôn mửa kèm theo đi ngoài. Nguy hiểm nhất là tình trạng ngộ độc thực phẩm do sữa bị nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.

Do vậy, việc bảo quản sữa mẹ cực kỳ quan trọng nếu các mẹ vắt sữa, trữ sữa. Một số nguyên nhân làm sữa mẹ bị hỏng mà các mẹ cần phải chú ý trong việc sử dụng bình bảo quản sữa mẹ, các dụng cụ hỗ trợ vắt sữa, hút sữa không được vệ sinh an toàn. Nhiệt độ bảo quản sữa không được ổn định do để sữa ở ngay cánh cửa tủ lạnh hoặc việc mở ra mở vào để lấy đồ ăn khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

Khi hâm sữa không đủ thời gian làm ấm hoặc làm nóng quá nhanh khiến sữa ở trung tâm bình chưa thể ấm kịp gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bảo quản sữa trong thời gian quá lâu khiến hàm lượng dinh dưỡng, vitamin C, các chất kháng khuẩn và chất béo có trong sữa bị giảm đi đáng kể.

Trữ sữa quá đầy trong bình hoặc túi cũng khiến sữa mẹ bị hư nhanh hơn do sữa dễ bị tràn ra trong quá trình lưu trữ. Mẹ chỉ nên đổ khoảng hơn nửa bình là vừa. Khi làm nguội lạnh sữa ở nhiệt độ phòng với thời gian quá lâu vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bình sữa.

Những lời khuyên về bảo quản sữa mẹ

vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-sua-me-bi-hong-body-3
Những lời khuyên về bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ cho con bú trực tiếp vẫn là cách tốt nhất, an toàn nhất. Trong trường hợp phải vắt ra để trữ đông thì các mẹ cần nắm những nguyên tắc để bảo quản sữa đúng cách hoặc cho con bú càng sớm càng tốt.

  • Sử dụng bình hoặc túi trữ sữa đã được khử trùng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Khi lấy sữa cho bé bú, không hâm nóng bằng cách đun nóng trực tiếp mà cần bỏ bình hoặc túi trữ sữa ngâm vào nước ấm.
  • Trước khi sử dụng cần kiểm tra xem sữa mẹ có bất thường không và nên kiểm tra hạn sử dụng của sữa.
  • Không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu, thích hợp nhất là bảo quản ở nhiệt độ phòng (25 độ C) có thể giữ được túi sữa khoảng 4-6 giờ, trong phòng 15 độ C thì để được lâu hơn khoảng 24 giờ.
  • Đối với trường hợp để trong tủ lạnh thường, ngăn mát 0 đến -4 độ C thì khoảng 2 – 3 ngày, ngăn đá dưới -5 độ C khoảng 2 tuần, tối đa là 6 tháng với nhiệt độ rất thấp -18 độ C

Trẻ có phát triển bình thường khỏe mạnh hay không, trẻ có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phòng tránh các bệnh tật hay không, trẻ có trí tuệ, thông minh, lớn nhanh hay không phụ thuộc vào sự chăm sóc đặc biệt, kỹ càng và hiểu biết của các bà mẹ trong giai đoạn 2 năm đầu. Sữa mẹ trong thời gian đầu đời, cực kỳ quan trọng và không thể thiếu đối với trẻ, các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để có nguồn sữa mẹ thơm ngon, bổ dưỡng, chất lượng và các kỹ năng bảo quản sữa cũng như kỹ năng cho bé bú và nuôi dạy trẻ.

Xem thêm:

  • Thực trạng đáng buồn sữa công thức đè bẹp sữa mẹ
  • Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh
  • Sữa mẹ kết hợp bổ sung sữa công thức