Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm họng mẹ cần nhi nhớ
Viêm họng khi được phát hiện kịp thời thì thường rất dễ để điều trị, tuy nhiên, nếu các mẹ không chú ý thì việc trẻ sẽ bị bệnh nặng hơn cũng là điều không thể tránh khỏi, vậy khi trẻ bị viêm họng thì có những dấu hiệu nào để nhận biết, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.
Dấu hiệu nhận biết khi bé bị viêm họng mẹ cần nhi nhớ
Viêm họng khi được phát hiện kịp thời thì thường rất dễ để điều trị, tuy nhiên, nếu các mẹ không chú ý thì việc trẻ sẽ bị bệnh nặng hơn cũng là điều không thể tránh khỏi, vậy khi trẻ bị viêm họng thì có những dấu hiệu nào để nhận biết, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Có hai nhóm nguyên nhân chính khiến bé bị viêm họng, bao gồm:
- Cảm lạnh, virus cúm, sởi, rhino, adeno
- Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu
Viêm họng ở trẻ sẽ trở nên rất nguy hiểm khi nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu beta tan huyết nhóm A gây nên. Khi trẻ bị viêm họng do loại vi khuẩn liên cầu này gây nên nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, cơ thể của trẻ sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại liên cầu này, đồng thời tấn công cả vào tim, thận, khớp, gây nên những biến chứng nặng nề.
2. Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm họng
Như các mẹ cũng đã biết, viêm họng là một trong những căn bênh về đường hô hấp, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của trẻ. Vậy dấu hiệu nào giúp các bậc phụ huynh nhận biết được những biểu hiện của bệnh?
Sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay
Theo các bác sĩ thì đây là những triệu chứng đầu tiên của viêm họng. Nó giống các dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác khi bé gặp các triệu chứng như vậy thì các mẹ nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị.
Bé bị nghẹt mũi, sốt cao, lười ăn, quấy khóc
Từ 1-2 ngày tiếp theo, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C. Sốt cao sẽ làm cho trẻ có hiện tượng ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém gây mệt mỏi kéo dài.
Hạch cổ sưng đau
Trong một số trường hợp, trẻ sẽ có hiện tượng sưng hạch ở cổ - đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể phản ứng với bệnh nên các bậc phụ huynh cũng nên đặc biệt chú ý khi trẻ kêu đau ở vùng cổ họng hay nuốt nước bọt thấy khó chịu.
Đau rát họng, ho khan
Khi bệnh mới xuất hiện ở giai đoạn đầu trẻ sẽ có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn. Cảm giác này lan lên cả tai và đau nhói khi nuốt. Việc đau ngứa tại cổ họng sẽ khiến bé gặp phải tình trạng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng.
Trẻ bị khó thở và phải thở bằng mũi
Đối với trẻ khi bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi, trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng. Bởi do trẻ không thể thở được bằng mũi mà đã vào cơ thể sẽ khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn - đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập.
Trên đây là những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị viêm họng, do vậy mà các bậc phụ huynh nên đưa bé đến gặp các bác sĩ để được khám và điều trị khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu như trên.
3. Chăm sóc trẻ khi bị viêm họng như thế nào?
Chỉ nên cho bé uống thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen khi được sự đồng ý và có chỉ dẫn của bác sĩ.
Hãy dành cho bé thời gian nghỉ ngời, phòng ngủ thoáng khí và có đủ độ ẩm cần thiết.
Để làm dịu cảm giác đau họng cho bé bạn có thể thực hiện theo những cách đơn giản sau:
- Cho bé súc miệng bằng nước muối: Pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Hướng dẫn bé ngậm một ngụm vào miệng rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng.
- Tắm nước nóng cho bé: Như bạn đã biết chứng đau cổ họng có thể bắt nguồn từ một đêm ngủ há miệng (thường do ngạt mũi), để cho không khí ra vào nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bé sẽ bị đau cổ họng.
Cha mẹ có thể giúp bé giảm đau họng bằng cách cho bé hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và bảo bé há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước.
4. Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ
Phải vệ sinh bàn tay cẩn thận trước khi tiếp xúc với trẻ bởi vi khuẩn có thể lây truyền sang bé theo bất cứ cách nào. Đặc biệt vệ sinh bàn tay bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã, bỉm cho bé. Với trẻ đang ở trong độ tuổi ăn dặm, tốt nhất bố mẹ nên chuẩn bị riêng cho bé dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng cho trẻ, tránh dùng chung với người lớn.
Tránh để trẻ tiếp xúc với luồng gió quá mạnh. Khi ngủ nên cho quạt để bên ngoài màn thổi vào để cản bớt gió. Nhưng trong trường hợp nóng quá trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi, nếu bố mẹ chăm sóc bằng các cho trẻ mặc quần áo dài, đắp chăn dày, mồ hôi sẽ không thể thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.
Tuyệt đối không được để nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bố mẹ chú ý các thời điểm đưa trẻ từ phòng điều hòa ra bên ngoài, vừa tắm xong ra khỏi phòng tắm hoặc từ trong nhà đi ra ngoài.
Dù không nghĩ tới nhưng bàn chải đánh răng cũng chứa nhiều vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy trước mỗi lần đánh răng, bố mẹ nên ngâm bàn chải của bé vào một cốc nước ấm có pha muối, để lông bàn chải mềm ra và loại bỏ vi khuẩn. Sau khi bé đánh răng, bố mẹ nên cho bé súc miệng với nước muốn ấm pha muối
Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng nên chú ý vào mùa hè, bố mẹ cũng nên hạn chế trẻ dùng đá lạnh, ăn kem và uống nước lạnh
Hy vọng những thông tin trên của HoiBenh, sẽ giúp ích được nhiều cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc bé yêu của mình mùa đông lạnh.