Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt tuy là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao. Vì vậy, mỗi người nên biết được các dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt để có thể phát hiện ngay khi bệnh mới xuất hiện, khả năng chữa trị cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến nước bọt Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến nước bọt

Bệnh ung thư tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt có chức năng tạo ra nước bọt, tiết nước bọt vào miệng qua ống dẫn. Nước bọt sẽ làm cho thức ăn ẩm, giúp dễ nhai và nuốt, dễ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, nước bọt còn làm sạch miệng và có khả năng kháng thể tiêu diệt vi trùng. Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới.

U tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở các tuyến nước bọt chính, trong đó tuyến mang tai là khoảng 70%. U tuyến nước bọt chủ yếu là u lành tính (80%), chỉ có 20 % các u tuyến nước bọt là ác tính (còn gọi là (ung thư tuyến nước bọt). Trong đó ung thư tuyến nước bọt mang tai chiếm 78% trong số ung thư tuyến nước bọt.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư tuyến nước bọt thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi (từ 40 trở lên). Hoặc những người bị phơi nhiễm bức xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

Khác với các khối u tuyến nước bọt lành tính, các khối u ác tính có thể phát triển nhanh, đau khi chạm vào, có thể dính với mô bao quanh, có thể gây liệt nhẹ hoặc liệt dây thần kinh mặt. Chúng phát triển chậm và có thể không có triệu chứng. Các khối u tuyến đa dạng để lâu không được điều trị có thể di căn thành u ác tính gây nguy hiểm cho người bệnh.

vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-benh-ung-thu-tuyen-nuoc-bot1

Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào nói về nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên các yếu tố, nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt có thể kể đến như:

  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Đặc biệt, những ai thường xuyên làm trong các môi trường như mỏ than, sắt, nhựa đường... thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt lại càng tăng.
  • Tia bức xạ: Tia bức xạ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây nên ung thư tuyến nước bọt và các loại ung thư khác. Các tia bức xạ thường có trong tia nắng mặt trời. Bởi vậy bạn nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng vào khoảng từ 10h00 trưa đến 16h00.
  • Hút thuốc: Khói thuốc chứa vô vàn chất kích thích và chất độc hại khác nhau. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động nguy hiểm đến tuyến nước bọt...

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến nước bọt?

Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt khó nhận biết, bạn cần quan sát và lắng nghe cơ thể mình thường xuyên để nhận ra những thay đổi sớm nhất. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt có thể bao gồm:

  • Sưng mặt, sưng cổ hoặc sưng miệng
  • Tê liệt một phần khuôn mặt
  • Yếu cơ mặt
  • Đau khi ăn, nuốt
  • Đau khi mở miệng, há miệng...

Ngoài ra, tùy theo vị trí khối u xuất hiện mà có thể gây nên các triệu chứng khác kèm theo. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc bác sĩ Ung bướu để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan mà bỏ qua triệu chứng bệnh, khiến bệnh nặng hơn và mất đi thời cơ chữa trị bệnh tốt nhất.

Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt mang tai

Trong số các ca ung thư tuyến nước bọt thì có khoảng 70 – 80% là xuất hiện ở vị trí mang tai.

  • Ban đầu người bệnh có thể sẽ chưa thấy triệu chứng gì khác thường. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu đặc trưng và không được phát hiện, điều trị sớm nên khối u cứ thế phát triển dần
  • Lâu ngày, khối u xâm lấn vào khu vực xung quanh ở mang tai và ở đầu, sau đó có thể sẽ xâm lấn vào các dây thần kinh ở đầu và khiến chúng bị tê liệt. Tê liệt dây thần kinh do ung thư tuyến nước bọt còn được giới chuyên môn gọi là hội chứng Heerfordt
  • Lúc này người bệnh sẽ bị tê liệt một bên mặt phía có khối u vì các dây thần kinh ở đây đã bị tê liệt
  • Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm hạch to cứng ở vùng đầu, cổ do khối u di căn từ vị trí mang tai sang các khu vực khác
  • Đến giai đoạn này, da đầu, mí mắt, mũi, hầu họng của người bệnh cũng có thể có những triệu chứng nhiễm khuẩn gây đau đớn, khó chịu...
vicare.vn-dau-hieu-nhan-biet-benh-ung-thu-tuyen-nuoc-bot2

Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt dưới hàm

Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 - 15% trong tổng số người bệnh mắc ung thư tuyến nước bọt. Bệnh có rất ít triệu chứng và khó nhận biết. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng, điển hình của triệu chứng u tuyến nước bọt dưới hàm như:

  • Đau miệng
  • Hàm và cổ bị sưng
  • Lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt
  • Đau khi nhai, nuốt thức ăn...

Dấu hiệu ung thư tuyến nước bọt nhỏ

Tuyến nước bọt nhỏ là những tuyến nước bọt được phân bố chủ yếu bên trong má, mũi, xoang và thanh quản. Vì vậy, khối u tuyến nước bọt nhỏ thường nằm trong khoang miệng và thường gây ra ung thư ác tính hơn là u lành tính.

Một số dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt nhỏ:

  • Tắc mũi, ngạt mũi, khó thở do khối u chèn ép xoang mũi
  • Khoang miệng bị đau, xuất hiện các vết loét nhỏ như bị nhiệt miệng
  • Ung thư tuyến nước bọt nhỏ có thể gây rối loạn thị giác của người bệnh...

Ung thư tuyến nước bọt có chữa trị được không?

Hóa trị là phương pháp điều trị hiệu quả đối với hầu hết ung thư vùng đầu mặt cổ, tuy nhiên lại không đáp ứng với các loại ung thư dạng tuyến như tuyến giáp và tuyến nước bọt. Do vậy, nhiều bác sĩ khuyên tất cả trường hợp u tuyến nước bọt cần phải phẫu thuật.

Theo các chuyên gia, phẫu thuật là phương thức duy nhất loại bỏ khối u. Phương pháp này nhằm loại bỏ khối u ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể cần phải xạ trị thêm sau đó (sử dụng một nguồn năng lượng cao để tiêu diệt trực tiếp các tế bào ung thư).

Phẫu thuật u tuyến nước bọt không quá phức tạp, bệnh nhân thường mất vài tuần để hồi phục, hầu hết có thể trở lại làm việc sau khoảng 2 tuần. Đa phần trường hợp u tuyến nước bọt kích thước càng lớn giai đoạn bệnh càng nặng. Dù vậy bệnh nhân không thể đo lường chính xác kích thước của khối u thông qua đánh giá trực quan đơn giản.

Xem thêm :

  • Ung thư tuyến nước bọt sống được bao lâu?
  • Ung thư tuyến nước bọt có lây không?
  • Ung thư tuyến nước bọt giai đoạn cuối