Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, biếng ăn, giảm cân, phân nhầy, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và cân nặng ở trẻ. Do đó, có biện pháp chăm sóc, chữa trị thích hợp và kịp thời là yêu cầu bắt buộc dành cho cha mẹ nhằm giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em lây qua đường nào?
Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với những đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là gia súc, động vật và gia cầm. Sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển được hoàn thiện là điều kiện khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
Thời kỳ lây truyền kéo dài trong suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến một vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính với những đặc điểm điển hình như đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ khoảng 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ khoảng 1 – 10 ngày, tuỳ theo thể trạng của từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ thường đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày đồng thời có bạch cầu. Những người không được chữa trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ khoảng 2-7 ngày.
Nguyên nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân thông thường nhất của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em thường nhất là do bị lây nhiễm siêu vi trùng (viruses), cụ thể phần lớn là do con siêu vi trùng Rotavirus. Ngoài ra cũng còn có thể là bởi vi trùng (bacteria) hay ký sinh trùng (parasites)
So sánh siêu vi trùng với vi trùng: 70% chứng ói mửa và tiêu chảy ở trẻ em là bởi trẻ bị lây nhiễm siêu vi trùng (viruses). Hơn một nửa trường hợp này là do siêu vi trùng Rotavirus, phần còn lại là do enteric adenoviruses, caliciviruses, enteroviruses và astroviruses. 15% là do vi trùng, các trường hợp này thường sốt cao hơn, trong phân thường xuất hiện chất nhờn (mucus) hoặc có máu, và thường trẻ bị nhiễm bệnh lúc theo cha mẹ đi du lịch nước ngoài. Các con vi trùng gây ra bệnh thường là Salmonella và Campylobacter.
Định bệnh phân biệt: Vì ói mửa và tiêu chảy ở trẻ em cũng còn có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác, đôi khi rất nguy hiểm, có khi cần giải phẫu ngay mới tránh khỏi tử vong, nên bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để việc chữa trị được chính xác.
Đau bụng là triệu chứng chính, lúc đầu thường đau từng cơn quanh rốn sau đó thì chuyển tới vùng chậu bên phải. Ngay khi bắt đầu bị đau bụng, hầu hết là trẻ đều bị ói mửa. Khi ruột dư tiến triển ảnh hưởng tới ruột già, màng bụng (peritoneal irritation) thì bệnh nhân bị tiêu chảy. Khi ruột dư tiến triển ảnh hưởng tới bàng quang thì sẽ kích thích làm đi tiểu liên tục (urinary frequency).
Dấu hiệu trẻ nhiễm khuẩn đường ruột
Bệnh có dấu hiệu khá giống với tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên các triệu chứng thường biểu hiện nặng nề hơn nhiều:
- Trẻ đau bụng dữ dội và có dấu hiệu kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng, buồn nôn, nôn.
- Trẻ có thể bị tiêu chảy, đi tiểu lỏng nhiều lần trong ngày dẫn đến mất nước, người xanh xao và hốc hác. Tiêu chảy kèm theo sốt.
- Đại tiện phân lỏng và có thể xuất hiện chất nhầy hoặc có bạch cầu.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Nếu trường hợp nhẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc để bù nước, ăn các thực phẩm dễ tiêu, nhiều nước, giúp cho trẻ nhanh chóng hồi phục và đẩy lùi việc nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm triệu chứng sốt, nôn ói hay đi tiểu lỏng nhiều lần/ngày, mệt lả, người lừ đừ, tay chân lạnh thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện nếu không sẽ nguy kịch đến tính mạng.
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, trong thời gian chữa trị và sau khi chữa trị, mẹ cần phải lưu ý tới việc ăn uống ở trẻ để giúp cho cơ thể mau phục hồi và phòng bệnh tái phát như:
- Cho trẻ ăn thực phẩm dễ tiêu và lỏng như cháo
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn nhằm kích thích vị giác trẻ.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại đậu để tăng hoạt động nhu động ruột.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp bổ sung nước cho cơ thể.
- Nếu trẻ còn bú mẹ và cho trẻ bú theo nhu cầu.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn thô và khó tiêu. Nên cho trẻ ăn chín, uống nước sôi và giữ vệ sinh thân thể cho trẻ, môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát.
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ
Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột là phải bù nước và chất điện giải, giữ cho trẻ đủ nước – dùng dung dịch oresol để làm tránh các biến chứng nặng hơn.
Trường hợp nhẹ
- Có thể chăm sóc và chữa trị tại nhà, thường chỉ sau từ 1-2 ngày (có thể lâu hơn tùy vào mỗi trẻ) là khỏi.
- Cho trẻ bú sữa và uống nhiều nước kèm theo nước ép hoặc trái cây có kali như cam, chuối, nước dừa tươi,...
- Chọn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, dễ nuốt và chia nhỏ bữa ăn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong ngày.
- Chú ý chia nhỏ bữa ăn của trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, để trẻ dễ ăn mà vẫn được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong ngày.
- Dùng thêm dung dịch oresol nếu trẻ biểu hiện nặng hơn
Trường hợp nặng
- Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần (từ 5-6 lần/giờ) kèm theo sốt.
- Phân có nhày lẫn máu, phân toàn nước, đục; không tiểu tiện hay tiểu rất ít.
- Trẻ có biểu hiện lừ đừ, vã mồ hôi, da xanh nhợt, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn nhiều, là các biểu hiện của tiêu chảy cấp, khá nguy hiểm
- Không được tự ý cho trẻ uống thuốc đau bụng hoặc thuốc kháng sinh, đặc biệt với những trẻ sơ sinh vì điều này có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ, mà đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, phòng của trẻ, đồ chơi, quần áo, những vật dụng trẻ hay sử dụng cũng nên được vệ sinh sạch
- Mẹ chú ý vệ sinh tay chân của trẻ sạch và đúng cách
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị bệnh. Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa mặt, chân, tay; vệ sinh nhà, bếp, nơi trẻ tiếp xúc.
- Thức ăn cần chế biến kỹ lưỡng, những loại giàu dinh dưỡng: thịt bò, khoai tây, thịt lợn nạc, ngô, đậu; nên chế biến dưới dạng lỏng hoặc mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá và hấp thụ như: cháo, súp, sữa, nước trái cây...kết hợp uống oresol, bổ sung men vi sinh và ăn sữa chua.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ.
- Bảo quản thức ăn một cách cẩn thận. Lựa chọn thức ăn tươi ngon và nấu chín kỹ.
- Hạn chế ăn các đồ sống, đồ tanh như tôm, cua, cá, trứng, thịt gà, ... hay uống sữa chua tiệt trùng.
- Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ lối sống lành mạnh nhằm phòng tránh cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, bạn cần cẩn thận chăm sóc trẻ một cách hợp lý để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Xem thêm:
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?
- Phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ
- Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột