Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em cha mẹ nên biết

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng khá phổ biến ở các trẻ em nam. Vậy hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì, dấu hiệu nhận biết ra làm sao và khắc phục như thế nào? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ và kịp thời nhận biết những dấu hiệu cũng như có phương pháp khắc phục hiệu quả cho trẻ thì các bậc cha mẹ có con trai nên lưu ý những thông tin trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em cha mẹ nên biết Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em cha mẹ nên biết

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng khá phổ biến ở các trẻ em nam. Vậy hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì, dấu hiệu nhận biết ra làm sao và khắc phục như thế nào? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ và kịp thời nhận biết những dấu hiệu cũng như có phương pháp khắc phục hiệu quả cho trẻ thì các bậc cha mẹ có con trai không nên bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Bao quy đầu là một lớp da mỏng bọc bên ngoài của quy đầu – dương vật. Khi trẻ nam mới sinh ra thông thường sẽ có hiện tượng dính bao quy đầu tự nhiên (hay còn gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý) khi bao quy đầu dính với quy đầu – dương vật.

Nhưng theo thời gian, khi trẻ lớn lên khoảng từ 3-5 tuổi thì lớp da bên trong của bao quy đầu và phần đầu dương vật có sự tách rời nên giúp cho bao quy đầu có thể tuột xuống khỏi quy đầu – dương vật khi cha mẹ lộn bao quy đầu cho trẻ.

Nếu sau 5 tuổi mà bao quy đầu của trẻ vẫn không thể lột và chít hẹp lấy quy đầu – dương vật thì đây chính là hiện tượng hẹp bao quy đầu bệnh lý ở trẻ nam.

Những dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em mà cha mẹ nên biết

vicare.vn-dau-hieu-hep-bao-quy-dau-o-tre-em-cha-me-nen-biet-body-1

Cách nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu đơn giản nhất là các bậc cha mẹ kiểm tra bao quy đầu của trẻ và dựa vào những biểu hiện kèm theo của trẻ, đó là:

  • Kiểm tra bao quy đầu của trẻ thấy bao quy đầu chít hẹp quy đầu - dương vật khiến cho quy đầu - dương vật không thể lộ ra ngoài khi lộn bao quy đầu cho trẻ.
  • Trẻ có hiện tượng bí tiểu, rặn tiểu và tiểu buốt, tiểu đau.
  • Quan sát thấy dương vật của trẻ căng phồng lên mỗi khi đi tiểu (do nước tiểu không dễ thoát ra ngoài)
  • Bao quy đầu của trẻ bị tấy đỏ và ngứa ngáy, nước tiểu đục và hôi do nước tiểu đọng lại bao quy đầu gây viêm nhiễm bao quy đầu.
  • Trẻ thường sờ vào bộ phận sinh dục
  • Trẻ khóc thét lên khi đi tiểu do tiểu đau và bị viêm nhiễm khu vực xung quanh...

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm hay không

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm bao quy đầu - quy đầu, viêm đường tiết niệu và thậm chí là viêm cầu thận....

Bên cạnh đó, hẹp bao quy đầu ở trẻ còn khiến cho dương vật của trẻ bị chít hẹp nên không thể lộ ra ngoài dẫn tới kém phát triển khiến cho dương vật bị ngắn và bé hơn, có thể còn bị cong, bị lệch ảnh hưởng đến chức năng sinh lý sau này của trẻ.

Đặc biệt, hẹp bao quy đầu ở trẻ em thường kèm theo viêm bao quy đầu và nếu để kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển gây ung thư dương vật.

Vì vậy, khi thấy những biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ em thì các bậc cha mẹ nên khám hẹp bao quy đầu cho trẻ ở các cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp cho trẻ.

Cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

vicare.vn-dau-hieu-hep-bao-quy-dau-o-tre-em-cha-me-nen-biet-body-2

Việc điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em còn phụ thuộc vào mức độ hẹp bao quy đầu, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của trẻ.

  • Đối với những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường, các bậc cha mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu và kéo nhẹ nhàng bao quy đầu cho trẻ mỗi khi tắm.
  • Còn đối với trường hợp trẻ từ 3-5 tuổi bị hẹp bao quy đầu ở mức độ nhẹ thì các bậc cha mẹ có thể thực hiện nong bao quy đầu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý nong bao quy đầu cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ khiến cho bao quy đầu của trẻ bị đau đớn, chảy máu, tổn thương, viêm nhiễm, vết thương lâu lành, để lại sẹo xơ cứng và tái hẹp bao quy đầu.
  • Trường hợp trẻ 7- 8 tuổi bị hẹp bao quy đã thực hiện nong bao quy đầu nhưng kết quả vẫn không khả quan và trẻ kèm theo viêm nhiễm thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện phẫu thuật hẹp bao quy đầu ở trẻ.

Còn trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu nhẹ và không kèm theo viêm nhiễm thì nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới tiến hành cắt bao quy đầu thẩm mỹ.

  • Cắt bao quy đầu là một thủ thuật nhỏ nhằm cắt đi lớp da thừa gây dài/ hẹp bao quy đầu. Thủ thuật này giúp cho bao quy đầu dễ dàng tuột xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài mỗi khi lộn bao quy đầu.
  • Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, thủ thuật cắt bao quy đầu truyền thống được thay thế bằng phương pháp thẩm mỹ, gây tê tại chỗ nên không còn gây đau đớn trong quá trình cắt, vết thương nhỏ và nhanh chóng phục hồi, có tính thẩm mỹ cao và đặc biệt là không gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh của dương vật... Do đó, các bậc cha mẹ có thể yên tâm và không cần phải lo lắng quá nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu và buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Với những thông tin, chia sẻ trong bài viết này hi vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ thêm về hẹp bao quy đầu ở trẻ em cũng như nắm bắt được các biểu hiện và biết cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em để có biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời cho trẻ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ và cách điều trị
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ