Dấu hiệu đột quỵ: Thuộc lòng để cấp cứu kịp thời

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh cấp tính, đột ngột, nguy hiểm cao. Theo hiệp Hội đột quỵ Việt Nam, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của hơn 200.000 nghìn người hàng năm.

Dấu hiệu đột quỵ: Thuộc lòng để cấp cứu kịp thời Dấu hiệu đột quỵ: Thuộc lòng để cấp cứu kịp thời

Vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu bệnh đột quỵ để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân là điều vô cùng quan trọng.

1. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng não hoặc một phần não bị thiếu máu đột ngột do mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị vỡ. Có 2 dạng đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu não, nguyên nhân do cục máu đông từ các mảng xơ vữa tại mạch máu não hoặc từ nơi khác tới gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn tới thiếu oxy não cục bộ, tế bào não tổn thương và chết. Dạng thứ hai là đột quỵ do xuất huyết não, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra ngoài chèn ép và phá hủy tế bào não.

Bệnh có tính đột ngột và nguy hiểm cao, nên việc nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ sau rất quan trọng trong việc giảm thiểu biến chứng và điều trị tích cực cho bệnh nhân:

  • Thị giác: Đột ngột giảm thị lực, nhìn mờ một mắt hoặc cả hai mắt. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ có bệnh nhân tự nhận thấy, người xung quanh rất khó để phát hiện.
  • Giọng nói: Bất thường khi nói, khó mở miệng, khó diễn đạt ngôn ngữ, cảm giác miệng lưỡi tê cứng.
  • Khuôn mặt: Dễ nhận thấy nhất là sự thiếu cân xứng trên khuôn mặt, một bên mặt trùng xuống, nếp nhăn dài và sâu. Miệng méo.
vicare.vn-dau-hieu-dot-quy-nam-ro-ngay-luc-nay-de-cap-cuu-kip-thoi-body-1
  • Các chi: Người bệnh cảm thấy tê mỏi, khó khăn trong đi lại, khó cử động chân tay.
  • Nhận thức: Rối loạn nhận thức, mờ mắt, ù tai, loạn trí.
  • Thần kinh: Đau đầu dữ dội.
  • Nôn và buồn nôn.

Bệnh đột quỵ nguy hiểm cao, xảy ra nhanh và để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Đôi khi bệnh bị nhầm lẫn với bệnh động kinh hay đau nửa đầu mà không được cấp cứu kịp thời cũng như hướng xử lý đúng đắn để lại di chứng cực kỳ nguy hiểm.

2. Làm gì khi có dấu hiệu đột quỵ?

  • Nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ là “nguyên tắc vàng” giúp hạn chế biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Nếu bạn cho rằng ai đó đang có dấu hiệu đột quỵ, hãy kiểm tra 3 yếu tố sau đây để có hành động càng sớm càng tốt:

Khuôn mặt: Kiểm tra xem người bệnh có méo miệng hay một bên mặt bị xệ xuống không để gọi cấp cứu kịp thời.

Các chi: Yêu cầu bệnh nhân nhấc 2 tay và đi lại, nếu họ không đi lại được hay cánh tay bị chùng xuống thì đó là dấu hiệu của cơn đột quỵ.

Giọng nói: Bệnh nhân có nói chuyện được không? Có minh mẫn, tỉnh táo không. Hãy yêu cầu họ nói lặp lại một vài từ đơn giản, để ý xem họ có nói lắp hay nói khó hiểu không.

  • Đừng chủ quan với cơn thiếu máu não thoáng qua: Nhiều người cho rằng, hiện tượng thiếu máu não thoáng qua hay còn gọi là cơn đột quỵ nhẹ là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong 1 thời gian ngắn và nhanh chóng hết. Tuy nhiên, đây là những tiền đề cho cơn đột quỵ sau này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 10 người thiếu máu não thoáng qua thì lại có 1 người xuất hiện cơn đột quỵ trong 1 tuần sau đó. Không những thế, cơn đột quỵ nhẹ có thể giảm 20% tuổi thọ của bạn.
vicare.vn-dau-hieu-dot-quy-nam-ro-ngay-luc-nay-de-cap-cuu-kip-thoi-body-2
  • Giữ bệnh nhân trong tư thế nằm yên, tránh rơi ngã, di chuyển nhiều lần. Kê đầu bệnh nhân lên cao 30 độ.
  • Đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Nếu bệnh nhân mơ hồ, mất ý thức thì cần được hô hấp nhân tạo và cho thở oxy để tránh thiếu oxy não và chết mô não.
  • Cấp cứu cho bệnh nhân càng sớm càng tốt. Thời gian vàng cho bệnh nhân đột quỵ là dưới 6 giờ, trên 6 giờ, nguy cơ tử vong và biến chứng khá cao.
  • Không tự ý sơ cứu hay cho bệnh nhân uống thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không bấm huyệt, cạo gió, xoa bóp,... với hi vọng cơn đột quỵ qua đi, tất cả những gì cần làm là đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời.

3. Phòng ngừa bệnh đột quỵ

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng đột quỵ. Trong đó có yếu tố kiểm soát được và yếu tố không kiểm soát được.

Các yếu tố có thể kiểm soát được như: Bệnh cao huyết áp, bệnh rung nhĩ, bệnh tiểu đường, bệnh mỡ máu, bệnh mạch vành, rượu bia, thuốc lá và chất kích thích, thừa cân béo phì.

Các yếu tố không kiểm soát được như: tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh đột quỵ, do di truyền, chủng tộc (người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao), tuổi tác (tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng cao, đặc biệt là đối với những người trên 65 tuổi), giới tính (nam giới bị đột quỵ cao hơn nữ giới, một phần do tâm lý lơ là, chủ quan với bệnh)

Vì vậy, trước khi để tình trạng bệnh xảy ra, mỗi chúng ta hãy chủ động phòng tránh bằng việc:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Ăn uống, sinh hoạt điều độ. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh, hạn chế chất béo, chất ngọt, đồ uống có cồn, ...
  • Bỏ thuốc lá.
  • Ổn định huyết áp: Vì huyết áp cao gây nguy cơ đứt mạch máu não, xuất huyết và tổn thương mô não.
  • Kiểm soát cholesterol máu: Đây là nguyên nhân gây nên các cục xơ vữa động mạch, các cục máu đông làm tắc nghẽn và thiếu máu não cục bộ.
  • Kiểm soát tốt bệnh lý tim mạch, tiểu đường.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
vicare.vn-dau-hieu-dot-quy-nam-ro-ngay-luc-nay-de-cap-cuu-kip-thoi-body-3

Nếu nhận thấy bản thân có nguy cơ, hay những người xung quanh có dấu hiệu sớm của đột quỵ, bạn hãy đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế biến chứng. Bạn tham khảo một số Bệnh viện uy tín trong nước điều trị đột quỵ sau:

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City: Nằm ngay trung tâm Hà Nội, với đội ngũ Bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị tối tân, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao. Bạn có thể yên tâm tới thăm khám để được điều trị bệnh đột quỵ và xử lý biến chứng an toàn, hiệu quả.

Hotline: 024 3974 3556

Địa chỉ: 485 Minh Khai-Hai Bà Trưng-Hà Nội

Bệnh viện Quân y 108 thuộc bộ quốc phòng: Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, đội ngũ chuyên gia chất lượng, môi trường khám chữa bệnh an toàn. Bệnh viện đã tiếp nhận xử lý tốt cho nhiều trường hợp đột quỵ từ nặng tới nhẹ.

Bệnh viện Bạch Mai: Nằm trên đường Giải Phóng, bệnh viện Bạch Mai trực thuộc Trung ương, có lịch sử lâu đời, bệnh nhân tới thăm khám thường xuyên, nên bạn có thể yên tâm khi tới đây để nhận tư vấn cũng như hướng xử lý bệnh đột quỵ.

Xem thêm:

  • 8 bước sơ cứu người bị đột quỵ bạn cần phải biết
  • Phòng ngừa đột quỵ não khi trời lạnh giá
  • 90% nguy cơ đột quỵ, tử vong do thói quen tắm gội đêm