Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành và diễn biến âm thầm. Khi người bệnh cảm nhận được có dấu hiệu bất thường thì đã có sỏi trong thận. Do đó, thông qua các dấu hiệu bệnh sỏi thận để nhận biết sớm và có hướng xử trí phù hợp.

Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh sỏi thận Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Do đó, thông qua các dấu hiệu bệnh sỏi thận để nhận biết sớm và có hướng xử trí phù hợp.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành và diễn biến âm thầm. Khi người bệnh cảm nhận được có dấu hiệu bất thường thì đã có sỏi trong thận. Khi cơ thể chịu tác động mạnh hay hoạt động mạnh hoặc thay đổi tư thế sẽ có cơn đau xuất hiện, nhất là ở vùng thắt lưng. Kèm theo đó là rối loạn tiểu, trướng hơi, đầy bụng, khó chịu.

  • Một số người thấy đau bụng dữ dội vùng thắt lưng phía thận. Nếu có sỏi thì đau toàn bộ hai bên thắt lưng, xuyên ra hông. Trường hợp sỏi thận nằm ở bể thận thì chỉ đau âm ỉ.
  • Một số người gặp dấu hiệu đau, tiểu ra máu. Tiểu ra máu chính là biến chứng sỏi thận di chuyển và cọ xát. Mắt thường có thể nhìn thấy được nước tiểu có màu đỏ.
  • Sỏi thận di chuyển xuống phần dưới của đường tiểu như niệu quản, bàng quang khiến người bệnh buồn đi tiểu, đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt. Nếu kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ đái đục và có thể đái ra sỏi.
vicare.vn-dau-hieu-dien-hinh-nhan-biet-benh-soi-than-body-1

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành trong quá trình kết tủa một số chất có trong nước tiểu. Một số yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, thực phẩm, thuốc (nhất là thuốc chứa canxi, vitamin C,...) Có trường hợp bị sỏi thận do rối loạn chuyển hóa, chế độ ăn không khoa học sẽ làm tăng lượng canxi, oxalate, axit uric trong nước tiểu.

Hoặc, sỏi thận có thể do dị dạng đường tiểu, bệnh tiểu đường làm cản trở nước tiểu lưu thông. Từ đó gây ứ đọng khiến sỏi hình thành. Do đó, cần nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu bệnh sỏi thận để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

3. Đối tượng nào thường bị sỏi thận nhất?

Những người thuộc các trường hợp sau sẽ dễ mắc bệnh sỏi thận nhất:

  • Người có tiền sử bệnh lý đau dạ dày, ruột, tiêu chảy: Khi mắc các bệnh này, lượng citrat có trong cơ thể bị suy giảm. Trong khi chất này có vai trò ngăn chặn canxi và phốt pho, oxalate kết tủa tạo ra sỏi.
  • Người bị gout do rối loạn chuyển hóa uric: Lượng urat trong máu của những người này tăng khiến thận không lọc kịp dẫn đến sỏi được tích tụ thành.
  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Với đối tượng này, vi khuẩn sẽ làm tăng lượng amoniac, độ Ph nên phốt pho, magie và amon được tạo điều kiện thuận lợi để kết tủa thành sỏi struvit.
  • Người có bệnh về đường tình dục cũng có nguy cơ dễ bị sỏi thận
  • Người ít vận động: Người không vận động nhiều, ngồi lâu 1 chỗ, nhịn tiểu lâu,... có khả năng mắc sỏi thận cao.
  • Người từng đẻ mổ, can thiệp sản khoa, nạo hút hay đặt ống thông cũng có nguy cơ mắc.
  • Người hoạt động quá mức, mất nước nhiều: Họ là những vận động viên, tập ép giảm cân,...
  • Người bị loãng xương: Người loãng xương phải điều trị lâu dài và cung cấp nhiều lượng canxi cho cơ thể nên canxi hình thành và dư thừa sẽ tạo nên sỏi.
  • Người vừa bị tim mạch vừa bị sỏi thận: Trường hợp này, người bệnh sẽ rất đau đớn nếu dùng các phương pháp điều trị sỏi thận như các trường hợp khác.

Như vậy, những đối tượng trên rất dễ mắc sỏi thận và có thể chiếm 20% tái phát trở lại. Vì vậy, dù đã biết dấu hiệu bệnh sỏi thận và được chữa khỏi, người bệnh cũng không nên chủ quan.

vicare.vn-dau-hieu-dien-hinh-nhan-biet-benh-soi-than-body-2

4. Biến chứng bệnh sỏi thận

Biến chứng của bệnh sỏi thận là cản trở lưu thông nước tiểu nên làm ứ đọng nước tiểu. Từ đó thận bị tổn thương. Do đó, người bệnh nếu có các dấu hiệu đau thắt lưng, đái buốt, đái rắt,... là bị biến chứng bể thận cấp.

Suy thận cũng là biến chứng của sỏi thận ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.

Sỏi thận có nhiều biến chứng nguy hiểm kể trên, song nhiều người chủ quan hoặc chưa cảm thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể nên không đi tới các cơ sở y tế để khám. Có trường hợp tự điều trị bằng các phương pháp dân gian, truyền miệng. Kết quả, không những không làm bệnh thuyên giảm mà còn làm bệnh diễn biến phức tạp hơn, khó điều trị hơn.

Do đó, khi cảm thấy cơ thể mình có các dấu hiệu bệnh sỏi thận, người bệnh nên đi khám từ sớm sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp nhẹ, có thể tự điều trị và tại nhà, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn. Trường hợp vừa và nặng cần điều trị ngay, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết thích hợp.

5. Phòng ngừa bệnh sỏi thận như thế nào?

Bệnh có thể phòng tránh được nếu mọi người tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Uổng đủ nước: Cơ thể được cung cấp đủ lượng nước sẽ giúp thận và gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu chất độc tích tụ trong gan, thận dẫn đến hình thành sỏi. Song, nên uống đủ nước từ 2-3l mỗi ngày, không nên uống quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể dư thừa nước và phù nề các tế bào.
  • Uống nước chanh: Khi nước tiểu có các thành phần như khoáng sản, chất lỏng, axit bị mất cân bằng. Các chất canxi, oxalate, axit uric có hàm lượng cao và không hòa tan trong nước tạo thành sỏi. Lúc này, nước chanh sẽ nâng cao citrate trong nước tiểu phòng ngừa sỏi hình thành.
  • Giảm thiểu thực phẩm chứa nhiều oxalate: Đây là loại axit có nhiều trong soda, trà đá, socola,...
  • Ăn nhạt: Giảm lượng muối cũng chính là giảm lượng oxalate trong nước tiểu
  • Giảm lượng caffein: Thực phẩm chứa nhiều caffein khiến cơ thể mất nước, mất nước khiến sỏi thận dễ dàng hình thành.
  • Hạn chế thực phẩm chứa đạm động vật: Những thực phẩm này có nhiều purin - chất chuyển hóa thành axit uric trong nước tiểu, hình thành sỏi thận.
  • Giảm cân an toàn: Béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh sỏi thận nên cần tập thể dục và duy trì sức khỏe tốt. Do đó, nếu bạn thực hiện giảm cân cần an toàn, mỗi ngày tập luyện ít nhất 30 phút.
  • Hạn chế đường: Đường làm gián đoạn cơ thể hấp thu canxi và magie của cơ thể nên khiến chúng hình thành sỏi thận.
  • Hạn chế ăn protein động vật: Protein động vật tăng nguy cơ bị sỏi thận vì chúng chứa hàm lượng purin cao, giàu canxi.
  • Ăn đủ canxi, không nên bổ sung canxi: Sỏi thận hình thành từ canxi là chủ yếu nên cần ăn đủ canxi cho cơ thể mà không cần bổ sung thêm.
vicare.vn-dau-hieu-dien-hinh-nhan-biet-benh-soi-than-body-3

6. Khám và điều trị sỏi thận tại Vinmec

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có 7 bệnh viện hoạt động trên cả nước với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chuyên khoa ngoại tiết niệu của các bệnh viện Vinmec trên cả nước chuyên khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh lý về tiết niệu. Khách hàng không chỉ được bác sĩ giỏi chuyên môn tư vấn các dấu hiệu bệnh sỏi thận và tận tâm chữa trị mà còn được tiếp cận với các công nghệ hiện đại như nội soi tán sỏi qua da, nội soi ngược dòng tán sỏi thận, ....

Liên hệ các bệnh viện Vinmec để được khám, tư vấn và điều trị bệnh sỏi thận ngay hôm nay:

Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội)

Hotline: 02439743556

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM)

Hotline: 028 3622 1166

Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM

Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa)

Hotline: 0258 3900 168

Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa

Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh)

Hotline: 0203 3828 188

Địa chỉ: Số 10A Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng)

Hotline: 0225 7309 888

Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng)

Hotline: 0236 3711 111

Địa chỉ: Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang)

Hotline: 029 7398 5588

Địa chỉ: Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang

Xem thêm:

  • Nội soi tán sỏi qua da - cách điều trị hiệu quả bệnh sỏi thận
  • Ai dễ mắc sỏi thận? Cách phòng tránh sỏi thận?
  • Nội soi tán sỏi thận có đau không?