Dấu hiệu có thai ngoài tử cung và những điều cần lưu ý

Tử cung là môi trường duy nhất giúp nuôi dưỡng và phát triển thai nhi, nên có thai ngoài tử cung khi lớn sẽ bị vỡ gây nên tình trạng chảy máu trong ổ bụng và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Thai ngoài tử cung ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, có thể gây tử vong. Cùng tìm hiểu dấu hiệu có thai ngoài tử cung và cách xử lý với bác sĩ Lê Thị Phương.

Dấu hiệu có thai ngoài tử cung và những điều cần lưu ý Dấu hiệu có thai ngoài tử cung và những điều cần lưu ý

Thai ngoài tử cung ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, có thể gây tử vong. Cùng tìm hiểu dấu hiệu có thai ngoài tử cung và cách xử lý với bác sĩ Lê Thị Phương.

1. Có thai ngoài tử cung là gì?

Trứng sau khi được thụ tinh tại vòi trứng sẽ di chuyển về phía tử cung và làm tổ tại đó. Nếu gặp trở ngại, hợp tử sẽ nằm lại tại ngoài tử cung và chủ yếu là ở ống dẫn trứng để phát triển. Tử cung là môi trường duy nhất giúp nuôi dưỡng và phát triển thai nhi, nên có thai ngoài tử cung khi lớn sẽ bị vỡ gây nên tình trạng chảy máu trong ổ bụng và nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Hiện tượng này có thể xảy ra không loại trừ đối tượng nào.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng có thai ngoài tử cung?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài tử cung chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng vùng chậu, ngoài ra cũng có một số lý do điển hình khác như:

  • Nạo hút thai nhiều lần
  • Vòi trứng bị viêm nhiễm
  • Có các khối u phần phụ như u nang buồng trứng,.. và chủ yếu là do nhiễm trùng vùng chậu.

3. Những dấu hiệu có thai ngoài tử cung

  • Kinh nguyệt đến chậm hoặc rong kinh: Phần lớn các trường hợp có thai ngoài tử cung vẫn làm chậm ngày hành kinh so với dự kiến. Tuy nhiên, kèm theo đó là hiện tượng xuất huyết âm đạo làm cho nhiều người lầm tưởng đó là máu kinh nguyệt. Không giống như hành kinh, xuất huyết âm đạo sẽ xảy ra dài hơn, lượng máu ra từng ít, màu đỏ thẫm và không bị đông đặc. Khi phát hiện có máu ra bất thường, cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời.
  • Đau bụng: Khi đã phát hiện mang thai, nếu kèm theo đau bụng dữ dội hoặc đau từng cơn kéo dài ở phần dưới và một bên thì đây là một dấu hiệu có thai ngoài tử cung cần được lưu ý.
HoiBenh.vn-dau-hieu-co thai-ngoai-tu-cung-body-2
Đau bụng dữ dội hoặc đau từng cơn kéo dài ở phần dưới và một bên
  • Người mệt mỏi, đau nhức: Khi thai ngoài tử cung lớn và dẫn tới tình trạng vỡ, người mẹ sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Sau đó sẽ tiến triển thành những cơn đau nhói ở bụng, chóng mặt và hạ huyết áp do máu chảy trong ổ bụng quá nhiều. Trong trường hợp này cần đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Ngoài ra, dấu hiệu có thai ngoài tử cung còn được phát hiện thông qua xét nghiệm β-HCG. Nếu có hiện tượng chậm kinh và sau khoảng 15 - 20 ngày đi siêu âm vẫn không thấy túi thai nằm trong buồng tử cung thì khả năng cao là khối thai đã nằm ngoài tử cung.

4. Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung

Các trường hợp có thai ngoài tử cung khi được phát hiện ở giai đoạn sớm đều được phẫu thuật để lấy túi thai trước khi nó phát triển quá lớn nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.

Phẫu thuật nhưng vẫn giữ lại vòi trứng: phương pháp này nhằm mục đích lấy túi thai ra nhưng giữ lại vòi trứng giúp cho những lần mang thai sau có hiệu quả cao hơn. Được chỉ định áp dụng cho thai chưa bị vỡ, nếu đã vỡ thì buộc phải cắt bỏ vòi trứng.

Phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung có 2 phương pháp đó là mổ mở và mổ nội soi:

  • Mổ mở là phương pháp thông thường được sử dụng, áp dụng cho mọi trường hợp trong mọi tình huống. Tuy nhiên nhược điểm của mổ mở là thời gian hồi phục lâu, có nhiều nguy cơ nhiễm trùng nếu không thực hiện cẩn thận.
  • Mổ nội soi được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây và mang lại nhiều ưu điểm như: Vết mổ nhỏ, thời gian hồi phục nhanh, ít có khả năng nhiễm trùng nhưng chi phí cho mổ nội soi cao hơn mổ mở và cần có thiết bị hiện đại cũng như trình độ cao.
HoiBenh.vn-dau-hieu-co thai-ngoai-tu-cung-body-3
Phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung có 2 phương pháp đó là mổ mở và mổ nội soi:

5. Sau khi mổ thai ngoài tử cung cần chú ý những gì?

Sau khi mổ điều trị thai ngoài tử cung, các chị em cần chú ý một số điều sau để đảm bảo vết thương phục hồi nhanh và không ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này:
Quan hệ vợ chồng: Sau khi mổ cần tránh các hoạt động quan hệ vợ chồng khi vết thương chưa lành.
Chế độ làm việc: Sau khi mổ sức khỏe còn yếu, chị em cần tránh làm những công việc nặng nhọc, áp lực và mất nhiều sức. Nghỉ ngơi ít nhất khoảng 2 - 3 tuần để sức khỏe phục hồi trở lại.
Chế độ ăn uống: Cần ăn uống hợp lý và bồi bổ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ngoại trừ một số ít sau:
• Đậu nành: Nhiều người cho rằng đậu nành là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó có chứa phytate làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
• Gừng: Gừng có thể làm cho tử cung co thắt dẫn đến xuất huyết và lâu hồi phục vết mổ.
Bia, rượu thuốc lá và các chất kích thích: Những thực phẩm này vốn dĩ có hại cho sức khỏe phụ nữ thông thường, đồng thời cũng làm cho tử cung khó phục hồi.

Những phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung khi điều trị dứt điểm vẫn có khả năng thụ thai như bình thường ngay cả khi đã cắt đi một bên vòi trứng. Để thai kỳ có thể phát triển khỏe mạnh, các bà mẹ cần có sự chăm sóc tư vấn đặc biệt từ bác sĩ.

Theo Bác sĩ Phương, thai ngoài tử cung là hiện tượng tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm. Khi thấy có dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và tìm hướng giải quyết tốt nhất.

Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao, Vinmec sẵn sàng thăm khám, tư vấn để phát hiện sớm dấu hiệu có thai ngoài tử cung và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

Xem thêm:

  • Làm thế nào để phát hiện thai ngoài tử cung?
  • Giải đáp những thắc mắc về mang thai ngoài tử cung
  • Bị mang thai ngoài tử cung phải làm sao?