Dấu hiệu bệnh hắc lào vùng kín ở nam giới và nữ giới bạn cần biết
Bệnh hắc lào là căn bệnh ngoài da không quá xa lạ với nhiều người. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa suốt ngày, rất phiền toái và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, nhất là đối với những người bị bệnh hắc lào ở vùng kín. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh hắc lào vùng kín ở nam giới và nữ giới bạn cần biết?
Dấu hiệu bệnh hắc lào vùng kín ở nam giới và nữ giới bạn cần biết
Bệnh hắc lào là căn bệnh ngoài da không quá xa lạ với nhiều người. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa suốt ngày, rất phiền toái và khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ, nhất là đối với những người bị bệnh hắc lào ở vùng kín. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh hắc lào vùng kín ở nam giới và nữ giới bạn cần biết?
Bệnh hắc lào là bệnh gì?
Trong dân gian hay gọi bệnh hắc lào là lác, nhằm chỉ bệnh ngoài da mà tác nhân gây bệnh là vi nấm có tên khoa học là Dermatophytes.
Loại vi nấm gây bệnh gồm có 3 loại: Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton. Muốn phân biệt loại nấm ký sinh gây bệnh trên da cần phải dựa trên kết cấy nấm tại phòng xét nghiệm.
Tùy theo vị trí bệnh mà sẽ phân biệt ra nấm bẹn, nấm mặt, nấm thân, nấm chân, ... Hắc lào là một loại bệnh về da có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó thanh thiếu niên và trung niên là dễ mắc bệnh nhất, nam sẽ bị nhiều hơn nữ. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây nhiễm từ người này qua người khác nếu không có biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp.
Nguyên nhân mắc bệnh hắc lào
- Việc giữ gìn vệ sinh thân thể kém, ít tắm gội khi cơ thể nhiều mồ hôi khiến cho vi nấm dễ dàng sinh sôi và gây bệnh.
- Bơi lội ở những vùng nước bẩn, có nhiều loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.
- Tiếp xúc da qua da (dễ truyền nấm và bào tử nấm) khi mặc chung quần áo, dùng chung các vật dụng sinh hoạt như khăn lau ẩm ướt hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.
- Ngoài ra, bản thân người bệnh còn “tự lây” ra nhiều vùng khác nhau trên cơ thể hoặc lan rộng ra toàn thân.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, corticoid gây giảm sức đề kháng dẫn đến nhiễm nấm “cơ hội”, vi nấm có điều kiện tăng sinh.
Nhận biết bệnh hắc lào ở vùng kín
Hai triệu chứng nổi bật của bệnh hắc lào là nổi mẩn đỏ và ngứa. Trong đó, bệnh hắc lào ở vùng kín là thường gặp nhất do khu vực này thường xuyên ẩm ướt nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, sinh sôi. Thế nhưng không phải ai cũng sớm nhận ra do đây là khu vực ít nhìn thấy và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó, bạn cần nắm rõ đâu là dấu hiệu của hắc lào ở nam giới và nữ giới để nhanh chóng can thiệp.
Dấu hiệu của bệnh hắc lào ở bộ phận sinh dục nữ
- Vùng da tổn thương ngứa ngáy, khó chịu
- Xuất hiện mẩn đỏ ở vùng da lông mu hoặc vùng lân cận. Bên cạnh đó, mụn nước nhỏ li ti nổi nhiều ở vùng rìa của tổn thương
- Các vùng da bị tổn thương có xu hướng lan rộng và nhanh chóng lan đến các vị trí xung quanh như bẹn, đùi, háng, ...
Dấu hiệu của bệnh hắc lào ở bộ phận sinh dục nam
- Tương tự như vùng kín của nữ giới, triệu chứng nổi bật của bệnh ở cơ quan sinh dục của nam cũng sẽ là cảm giác ngứa (đặc biệt khi trời nóng bức, ẩm ướt) và mụn nước ti li ở xung quanh rìa vết thương
- Vùng da tổn thương sau khi khô tạo thành vệt da nám, khô tróc, sần sùi trên niêm mạc da
Cách chữa hắc lào dứt điểm
Việc chữa trị hắc lào không khó nhưng cần sự kiên trì của người bệnh để bệnh hắc lào được trị tận gốc, tránh tái phát và lây nhiễm cho người khác.
Trước đây, loại thuốc hay được dùng để trị hắc lào là dung dịch cồn BSI (bao gồm acid benzoic, acid salicylic, acid boric) và dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat). Mặc dù là thuốc có tác dụng trị bệnh tốt nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ như: gây lột da, đau rát vùng da bôi thuốc, biến đổi sắc tố da như sạm da hoặc có thể xảy ra biến chứng.
Ngày nay, quá trình điều trị bệnh hắc lào bằng thuốc được chuyển sang thuốc bôi tại chỗ dạng kem có hoạt chất imidazol rất hiệu quả như: econazole, ketoconazol, miconazol, ... Thuốc có ưu điểm không màu và không mùi, không gây lột da, không sưng đau. Thuốc có thể gây dị ứng nhẹ nhưng sẽ tự biến mất sau khi ngừng dùng thuốc.
Trường hợp người mắc bệnh có tổn thương quá rộng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp giữa thuốc bôi tại chỗ ketoconazole và thuốc uống nhằm tiêu diệt vi nấm như griseofulvin, fluconazole, itraconazole, ... Tuy nhiên, thuốc uống chống nấm toàn thân yêu cầu người dùng phải đặc biệt cẩn trọng, sử dụng hạn chế đối với người có bệnh gan, thận, ... Thuốc có tương tác không tốt gây biến chứng nặng nếu phải dùng với thuốc khác như thuốc hạ mỡ máu. Do vậy, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về điều trị mà cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên cho người mắc bệnh hắc lào
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm tránh tái nhiễm và đảm bảo hiệu quả điều trị như: điều trị liên tục đến khi da lành và nên thoa thuốc ít nhất sau 2 tuần để không tái phát.
- Sau 4 tuần mà bệnh không có dấu hiệu cải thiện thì nên tái khám để bác sĩ đánh giá mức độ bệnh lại cho chuẩn xác.
- Bôi thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không bôi thuốc quá mạnh, bôi dây sang da non hoặc da lành, ... dễ gây phỏng, ngứa, lão hóa da và chảy nước. Nhiều trường hợp tự điều trị có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, sưng đau.
- Từ bỏ ngay thói quen dùng thuốc bừa bãi bởi có thể đối mặt đối với những tác dụng phụ không mong muốn, giúp phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe.
- Diệt nấm ở vật dụng cá nhân như chiếu gối, mùng mền, áo quần, ... bằng cách luộc nước sôi hoặc dùng bàn là ủi kỹ.
- Tuyệt đối không mặc chung quần áo với người khác, tránh làm việc ở nơi ẩm ướt gây đổ mồ hôi nhiều. Phải vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên. Đồng thời giữ khô vùng nách, bẹn, háng.
- Bên cạnh các phương pháp điều trị trên còn có nhiều cách chữa trị theo lưu truyền dân gian. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu rộng về cách trị bệnh này nên chưa thể đánh giá được hiệu quả.
Xem thêm:
- Bệnh hắc lào chữa như thế nào là đúng cách?
- Bệnh hắc lào là gì? Hắc lào có bị vô sinh không?
- Hắc lào có để lại sẹo không? Điều trị sẹo hắc lào như thế nào?