Dấu hiệu bệnh cước, triệu chứng và phương pháp chữa bệnh
Mỗi khi mùa đông tới, bệnh cước là loại bệnh ám ảnh nhiều người bởi các triệu chứng khó chịu mà nó mang lại. Khi thấy tay, chân sưng đỏ, ngứa và rất đau đó chính là biểu hiện của bệnh cước đấy nhé.
Dấu hiệu bệnh cước, triệu chứng và phương pháp chữa bệnh
Mỗi khi mùa đông tới, bệnh cước là loại bệnh ám ảnh nhiều người bởi các triệu chứng khó chịu mà nó mang lại. Khi thấy tay, chân sưng đỏ, ngứa và rất đau đó chính là biểu hiện của bệnh cước đấy nhé.
Bệnh cước là gì?
Đây là một bệnh cơ địa về da hay còn gọi là dị ứng da tại chỗ do thời tiết. Khi thời tiết thay đổi, trời lạnh buốt khiến các mạch máu ngoại dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, vùng da ở vùng cần nuôi dưỡng bị thiếu oxi. Lúc này nếu bạn làm ấm đột ngột sẽ khiến các mạnh máu bị vỡ dẫn tới tình trạng các ngón tay, ngón chân thường có biểu hiện sưng đỏ, ngứa và đau, rất khó chịu. Bạn còn có thể thấy ở mũi và tai.
Người có tuần hoàn máu kém cũng rất hay bị phát cước. Khi tay chân bạn lạnh ngay cả khi thời tiết đang ấm áp là biểu hiện của tuần hoàn máu kém, dẫn đến tình trạng vùng xa tim nhất không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Điều này làm cơ thể dễ bị tác động do thời tiết, nhiệt độ càng lạnh khả năng bị phát cước càng cao.
Triệu chứng của bệnh cước
- Bạn thấy đầu ngón tay, ngón chân sưng đỏ, da ngứa như bị kim châm, đau và phồng rộp, có khi tê buốt không cảm giác gì, khi bóp mạnh cũng không có cảm giác.
- Chỗ bị cước nóng rát, sưng, da chuyển từ đỏ sang xanh đậm.
- Trong trường hợp nặng có thể mưng mủ, bong tróc, loét.
- Khi bị cước mà là da bị hoại tử: lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương, nghiêm trọng hơn là các bắp thịt, nặng hơn là hoại tử tay chân.
Với trường hợp này thường từ 3-5 ngày cước sẽ xuất hiện bị mụn nước, màu vùng da bị cước sẽ chuyển sang màu tím sẫm, xung quanh sưng đau. Khi đến 7 ngày thì vùng bị cước không cảm thấy đau xuất hiện hoại tử khô. Từ 2-3 tuần sau mô hoại tử tổn thương do bị cước và mô bình thường phân ly. Lúc này nếu bị cảm nhiễm độc có thể chuyển sang hoại tử ướt, bệnh nhận toàn thân bị sốt và sợ lạnh.
Trường hợp nặng hơn nếu bị cước toàn thân, ban đầu sẽ thấy lạnh rùng mình, đờ người, mất sức dẫn đến buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
Phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cước
Cước tay chân do thời tiết lạnh gây nên, vì vậy để tránh trường hợp bị cước bạn nên chú ý một số phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cước dưới đây:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt giữ ấm tay, chân bằng cách đi găng tay và giày đủ ấm để không bị lạnh trước thời tiết giá buốt. Không tiếp xúc với nước lạnh nhiều, nếu phải tiếp xúc bạn nên đeo găng tay để ngăn da tiếp xúc với nước lạnh.
- Tắm với nước ấm, sau khi tắm hãy ngâm tay chân vào nước ấm gừng và muối từ 5-10 phút để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp lưu thông máu.
- Không gãi khi bị cước: bởi nếu bạn gãi sẽ khiến vùng da này bị tổn thương gây lở loét, bong tróc, nhiễm trùng da. Bạn chỉ nên xoa nhẹ trên bề mặt da thôi nhé.
- Uống nhiều nước: Mùa đông, thời tiết khô hanh, cơ thể mất nhiều nước hơn, nên cần phải có lượng nước ổn định để duy trì và giữ độ ẩm cho da. Một ngày, các bạn nên bổ sung khoảng 2 lít nước là tốt nhất.
- Tập thể dục tại nhà: nên rèn luyện cơ thể để tăng khả năng chịu lạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh cước.
Chữa bệnh cước bằng bài thuốc dân gian
- Bạn dùng rượu anh đào bôi lên chỗ phát cước sẽ làm vùng da ấy dịu và đỡ ngứa.
- Nấu lá lốt đun sôi cho thêm chút muối bạn ngâm trong khoảng 30 phút kiên trì mỗi ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Gừng tươi thái mỏng, xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 2 lần, liên tục trong vòng một tuần.
Trường hợp bị cước nặng không được tự ý dùng thuốc mà cần đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để khám và điều trị. Hãy luôn giữ cho cơ thể ấm áp để khỏe mạnh trong những ngày mùa đông và đặc biệt là không mắc phải căn bệnh cước khó chịu này.