Đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì?
Đau gót chân là căn bệnh phổ biến, thường gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Nhiều người luôn thắc mắc liệu đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì? Khi bị đau gót chân phải làm sao để chữa dứt điểm tình trạng này?
Đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì?
Đau gót chân là căn bệnh phổ biến, thường gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Nhiều người luôn thắc mắc liệu đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì? Khi bị đau gót chân phải làm sao để chữa dứt điểm tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này.
1. Đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì?
Tùy vào vị trí cơn đau có thể cảm nhận rõ ở vùng dưới gót và đau phía sau gót chân. Chứng đau tại vùng gót thường gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Chấn thương vùng gan chân: Trước khi vận động thể dục thể thao người bệnh thường không khởi động kỹ càng khiến cân gan chân chưa kịp giãn để thích nghi với việc đi bộ, chạy nhảy. Ngoài ra, những người chơi thể thao thường tiếp xúc với mặt sân cứng, thực hiện sai kỹ thuật chân cũng có thể khiến gót chân bị chấn động mạnh.
- Viêm nơi bám gân gót: Do gân gan chân bị kéo căng quá mức chịu đựng trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng viêm gân gót.
- Suy tĩnh mạch chi dưới: Tĩnh mạch ở xương gót bị viêm tắc và ứ nghẽn lâu dần có thể làm tăng áp lực máu và gây ra biểu hiện căng và đau xương ở gót chân.
- Viêm cân gan chân: Do cân gan chân bị thoái hóa, mất đi sự mềm dẻo và trở nên chai cứng. Khi viêm cân gan chân lâu ngày có thể làm canxi lắng đọng và tạo thành gai ngón ở lòng bàn chân hay gót chân gây ra tình trạng đau gót chân. Những người có cấu tạo vòm chân cao, thường xuyên đi bộ hoặc chạy nhảy nhiều, người béo phì hay phụ nữ có thai thường dồn nhiều áp lực lên cân gan chân, dẫn đến tình trạng viêm cân gan chân.
- Phụ nữ mang giày cao gót nhiều, người trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc người có tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp cũng thể gặp phải tình trạng đau gót chân.
2. Triệu chứng của bệnh đau gót chân
Chứng đau gót chân thường bắt đầu từ từ với đau nhẹ ở xương gót chân. Bạn có nhiều khả năng cảm thấy nó sau khi vận động nhiều hoặc tập thể dục. Cơn đau có thể xảy ra ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng khi bước chân xuống giường và sau một thời gian ngồi lâu khi chạm gót chân xuống đất. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể trở thành một căn bệnh mãn tính. Bạn không thể thực hiện các hoạt động thể thao, chạy nhảy đi lại cũng đau đớn khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn có thể bị phát sinh thêm các bệnh lý của bàn chân, đầu gối, hông vì do tình trạng đau khi đi lại có thể làm thay đổi dáng đi của bạn.
Ngoài ra, đau gót chân, đau chân kéo dài cũng có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Ban đầu người bệnh có cảm giác đau vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa xuống vùng hông, sau đùi và xuống chân, gây đau nhức trong thời gian dài. Cơn đau kèm theo cảm giác tê, căng cứng các cơ, giảm khả năng vận động. Khi thấy xuất hiện có các triệu chứng trên thì cần đi đến các chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ chẩn đoán, tiến hành chụp chiếu để biết chính xác tình trạng bệnh và tiến hành điều trị kịp thời.
3. Cách điều trị chứng đau gót chân
Để đẩy lùi được tình trạng đau gót chân bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện chế độ nghỉ ngơi giữ bàn chân bất động ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, hoặc mang guốc cao.
- Đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi phát hiện những bất thường xương bàn chân.
- Nên tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng. Nhằm giúp giảm tình trạng căng vùng gan bàn chân.
- Chườm đá vào vùng bị đau trong 20 phút thực hiện 3 hoặc 4 lần một ngày để giảm các triệu chứng đau.
- Nếu tình trạng đau quá bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ để hạn chế lại các cơn đau.
4. Mẹo chữa đau gót chân tại nhà
Ngoài việc tự xoa bóp bấm huyệt, bạn cũng có thể chữa đau gót chân tại nhà từ các bài thuốc đơn giản sau đây:
Bài 1:
Sử dụng dấm táo: Trong giấm táo có chứa chất chống oxy hóa và các tính chất chống viêm hoạt động như một loại thuốc giảm đau hiệu quả.
Cách làm: Đổ 1 cốc nước và thêm 1/4 ly dấm táo vào nồi. Đun nóng hỗn hợp này và ngâm một miếng vải vào đó. Sau đó đặt miếng vải lên vùng bị đau khoảng 15-20 phút. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, bạn sẽ thấy cơn đau được thuyên giảm hơn.
Bài 2:
Dùng rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát...) lấy một lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần, nên thực hiện đều đặn và kiên trì để phát huy tác dụng.
Bài 3:
Sử dụng rễ cây đỗ tương (chỉ lấy phần dưới mặt đất) dùng 500g rễ sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 – 60 phút.
Bài 4:
Dùng Baking Soda: Thành phần trong Baking Soda sẽ giúp tăng cường hấp thụ canxi ở gót chân. Vì vậy, có thể làm giảm đau đớn và sưng ngay lập tức.
Cách làm: Bạn trộn 1⁄2 muỗng cà phê bột Baking Soda trong nước và thoa lên gót chân của bạn, để trong vòng 15 đến 20 phút để Baking Soda được thấm, sau đó rửa sạch chân.
Trên đây là một số phương pháp điều trị chứng đau gót chân, trong trường hợp nếu cơn đau kéo dài và ngày càng nặng, có biểu hiện tê nóng hoặc ngứa ở gót chân... Tốt nhất bạn cần đi khám ở cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài cũng đã giúp bạn có đáp án cho câu hỏi đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì và có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng ngừa và điều trị bệnh đau gót chân thật hiệu quả.
Xem thêm:
- Đau gót chân vào buổi sáng, xử lý như thế nào?
- Viêm cân gan chân và đau gót chân
- Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đau khớp gót chân