Đau gót chân là bệnh gì?
Gót chân là bộ phận rất nhỏ của cơ thể, nó có tác dụng chịu đựng tải trọng của cả cơ thể nên ở một số người thường cảm thấy tình trạng đau gót chân gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy đau gót chân là bệnh gì và cách chữa nhức gót chân như thế nào luôn là câu hỏi mà nhiều người vẫn băn khoăn.
Đau gót chân là bệnh gì?
Gót chân là bộ phận rất nhỏ của cơ thể, nó có tác dụng chịu đựng tải trọng của cả cơ thể nên ở một số người thường cảm thấy tình trạng đau gót chân gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy đau gót chân là bệnh gì và cách chữa nhức gót chân như thế nào luôn là câu hỏi mà nhiều người vẫn băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về căn bệnh này.
Đau gót chân là bệnh gì?
Đau ở gót chân là một triệu chứng khá phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi nhất là những người đang đi vào độ tuổi trung niên.
Biểu hiện của đau gót chân thường khởi phát bằng những cơn đau nhẹ ở một bên chân và nếu kéo dài thì những cơn đau này sẽ gia tăng với cường độ mạnh hơn và những biến chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đau gót chân lâu ngày sẽ kéo theo tình trạng phù chân và lan rộng sang các khu vực quanh mắt cá chân. Biểu hiện của đau gót chân thường đa dạng, có người cảm thấy rất đau đớn khi đứng dậy hoặc lúc bước đi. Hoặc cảm thấy đau buốt khi phải đứng quá lâu.
Nguyên nhân gây đau gót chân
- Tuần hoàn máu kém hiệu quả
Đây là nguyên nhân phổ biến mà nhiều người mắc phải khi đau gót chân. Tình trạng này thường kết hợp với một vết thương cũ trước đây trên cơ thể như ở vùng thắt lưng, hông, chân,... Nếu chấn thương này không điều trị triệt để, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng kém lưu thông máu thậm chí tắc nghẽn.
Điều này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp máu đến gót chân gây đau gót chân. Nếu mắc phải do nguyên nhân này, cơn đau sẽ có dấu hiệu tăng lên khi bạn đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm xuống sau khi đứng lâu. Trong trường hợp nặng, cơn đau sẽ xuất hiện ở toàn bộ gót chân chứ không phải tại một điểm nào đó.
- Thận yếu
Trong Y học cổ truyền, thận có mối liên hệ mật thiết với gót chân, thậm chí lưu thông từ thận còn chuyển xuống khắp bàn chân và cung cấp dưỡng chất để nuôi xương.
Khi chức năng thận suy giảm, năng lượng của thận không đủ cấp máu đến chân kéo theo hậu quả là bàn chân và gót chân bị đau. Cơn đau này sẽ gia tăng khi bạn đứng hoặc đi bộ lâu và giảm khi nghỉ ngơi.
- Gai xương gót
Đây là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài làm mọc xương tân tạo tại vùng gót chân.
Gai xương gót không phải là nguyên nhân gây đau trực tiếp tại gót chân vì đôi khi những người có gai xương mà lại không bị đau gót.
Do đó, để điều trị gai xương gót ít khi phải mổ cắt bỏ gai.
- Viêm gân gót
Nguyên nhân này thường hay gặp ở vận động viên hoặc những người trước kia là vận động viên các môn như điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis... hay vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên.
Do hoạt động với cường độ căng quá mức kết hợp với những chấn thương kéo dài làm cho gân gót mất tính mềm dẻo làm chúng trở nên thoái hóa và có những tổn thương dễ gây viêm hoặc đứt gân.
Biểu hiện của viêm gân gót là người bệnh thường thấy đau dọc vùng gân gót hoặc các điểm bám của gân vào xương gót. Sưng đau nhức vùng gót chân có thể kèm theo sưng nóng đỏ, ấn vào thấy nổi cục, cản trở động tác gấp duỗi của bàn chân.
- Viêm cân gan chân
Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân.
Khi có nhiều hoạt động dồn lên bàn chân như leo trèo, chạy nhảy nhiều sẽ gây nên những kích thích cơ học, lâu dần dẫn đến tình trạng viêm.
- Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Biến chứng này làm viêm tắc vùng gót chân và kèm theo các triệu chứng khác như đau bắp chân, đau đầu gối. Khi đó bệnh nhân cảm thấy xương gót bị căng tức, khó chịu.
Một số phương pháp chữa nhức gót chân hiệu quả
Nguyên tắc chung khi điều trị nhức gót chân
- Kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện kéo dãn gân gót và cân gan chân. Người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách mang giày dép mềm kèm theo miếng độn cao su hoặc silicone dưới gót chân.
- Bạn có thể chườm đá tại vùng đau khoảng 20 phút với 3 hoặc 4 lần mỗi ngày để giảm các triệu chứng đau.
- Thông thường khi đi khám các bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen, meloxicam, celecoxib... Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và thường uống kèm các thuốc chống viêm loét dạ dày để đảm bảo hiệu quả.
Một số bài tập điều trị nhức gót chân
- Bài tập thứ nhất: Bệnh nhân ngồi nghiêng về phía trước, 2 tay chống vào tường và đầu gối, gót chân thẳng trên mặt đất. Đầu gối kia gập lại. Bài tập này giúp làm căng vùng bắp chân, gân gót và các cân gan chân. Giữ yên tư thế trong 10 giây sau đó thư giãn và đứng thẳng lên. Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 20 lần cho mỗi bên. Cần lưu ý để cho đầu gối thẳng hoàn toàn và bàn chân chạm đất bên gót chân bị đau.
- Bài tập thứ hai: Bạn đặt một chiếc giày chèn ở phía dưới chân bị đau, đặt chân bị đau ở phía sau chân không đau với các ngón chân của bàn chân bị đau hướng về phía gót chân kia của bạn. Sau đó, chống tay vào tường, gập đầu gối của bạn và giữ thẳng lưng, đầu gối thẳng với gót chân, giữ căng và đếm đến 10. Lặp đi lặp lại động tác trên 10 lần và thực hiện ít nhất 3 lần một ngày.
Xem thêm:
- Đau gót chân khám ở bệnh viện nào tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh
- Nên chọn giày dép nào cho người mắc bệnh đau gót chân?
- Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đau khớp gót chân